Top 18 công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO nhất hiện nay

Top 18 công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO nhất hiện nay

11 phút đọc
21/09/2022
Cập nhật lần cuối19/01/2024
công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO

Khi SEO ngày càng trở nên quan trọng thì các công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO trở thành một trợ thủ đắc lực khi giúp SEOer và người viết nội dung dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc kiểm tra SEO. Ở bài viết này, chúng tôi tổng hợp 18 công cụ hỗ trợ đánh giá SEO cũng như liệt kê chi tiết các yếu tố đánh giá bài viết chuẩn SEO.

Tổng hợp 18 công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO hiệu quả nhất

Công cụ Yoast SEO

Yoast SEO được biết đến là công cụ hỗ trợ SEO đắc lực của WordPress. Với đa dạng các tính năng miễn phí chấm điểm các yếu tố ảnh hưởng SEO như mật độ từ khóa, vị trí từ khóa, các thuộc tính ALT của ảnh, thẻ meta,…

Để có những trải nghiệm tốt hơn về Yoast SEO ở WordPress, người dùng có thể trả phí để được trải nghiệm Yoast SEO Premium. Ở phiên bản này, người dùng sẽ được sử dụng các tính năng nâng cấp như đề xuất liên kết nội bộ, trình kiểm tra chuyển hướng, gợi ý cụm từ khóa liên quan, chế độ xem trước ở mạng xã hội.

Công cụ Small SEO Tools

Được biết đến là một trong những công cụ online hiệu quả nhất trong việc kiểm tra các nội dung trùng lặp cũng như phát hiện đạo văn. Small SEO Tools còn sở hữu nhiều công cụ khác hỗ trợ đánh giá bài viết chuẩn SEO như:

  • Công cụ phân tích văn bản: kiểm tra ngữ pháp, kiểm tra chính tả, hỗ trợ viết lại tự động, đếm từ, thay đổi kiểu chữ,…
  • Công cụ phân tích hình ảnh: nén ảnh, trình tạo Favicon, cắt ảnh, thay đổi kích thước,…
  • Công cụ phân tích từ khóa: kiểm tra vị trí từ khóa, gợi ý từ khóa liên quan, tìm kiếm từ khóa, phân tích từ khóa SEO đối thủ,…
  • Công cụ theo dõi backlink: kiểm tra backlink, kiểm tra số lượng link, kiểm tra link hỏng, phân tích backlink đối thủ,…
  • Công cụ quản lý website: chấm điểm SEO website, kiểm tra tốc độ trang, dựng sơ đồ trang web XML, rút gọn URL,…
  • Công cụ theo dõi website: theo dõi link, kiểm tra máy chủ, kiểm tra IP class C, kiểm tra bộ nhớ cache của Google,…
  • Công cụ web proxy: kiểm tra địa chỉ IP, kiểm tra vị trí IP, cung cấp danh sách proxy miễn phí,…
  • Công cụ quản lý miền: kiểm tra độ tuổi tên miền, kiểm tra cơ quan quản lý miền, tra cứu tên miền,…
  • Công cụ quản lý thẻ meta: phân tích thẻ meta, tạo thẻ meta,…

Small SEO Tools sở hữu nhiều ưu điểm như trải nghiệm hoàn toàn miễn phí, đa dạng công cụ hỗ trợ, tốc độ hiển thị nhanh. Tuy nhiên, công cụ này hiển thị nhiều quảng cáo và giới hạn số lượng từ khi kiểm tra (1000 từ).

Công cụ Rank Math

Rank Math được thành lập năm 2008, là một plugin SEO dành cho WordPress giúp dễ dàng tối ưu hóa nội dung với các đề xuất tích hợp dựa trên các tiêu chuẩn SEO phổ biến. Được đánh giá là một plugin SEO tốt nhất, Rank Math không chỉ dễ sử dụng mà còn tích hợp các công cụ phân tích dữ liệu, hỗ trợ chấm điểm SEO.

Công cụ Copyscape

Copyscape ra đời năm 2004. Đây là công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp tiện lợi và nhanh chóng khi sở hữu giao diện thân thiện với người dùng. Copyscape hỗ trợ kiểm tra miễn phí nội dung trùng lặp trong một trang web, đối chiếu nội dung giữa 2 trang web, thông báo trang web đã sao chép nội dung website của bạn,…Tuy nhiên, công cụ này không kiểm tra được những văn bản có chữ tượng hình như chữ Trung Quốc, chữ Hàn Quốc,…

Copyscape phiên bản nâng cấp gồm Copyscape Premium và CopyScape Cosentry. Đây là hai công cụ sở hữu nhiều tiện ích hơn, tuy nhiên, người dùng cần trả phí để có thể trải nghiệm hai phiên bản này.

Công cụ SEOquake

SEOquake là công cụ hỗ trợ SEO cho người dùng thông qua việc cài đặt trực tiếp trên trình duyệt. SEOquake được hỗ trợ cài đặt ở trình duyệt Google Chrome, CocCoc, Mozilla Firefox, Opera và IE.

SEOquake sở hữu nhiều tính năng SEO vượt trội như khả năng phân tích đối thủ trong top 10, phân tích Onpage, phân tích liên kết nội bộ và liên kết ngoài, phân tích mật độ từ khóa, so sánh URL,… Bên cạnh sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật thì công cụ này tiêu tốn băng thông khi phải truy xuất thông tin liên tục để phân tích dữ liệu.

Công cụ Web Developer

Đây là một công cụ dùng để kiểm tra chỉ số SEO của website. Web Developer có thể được tích hợp trong trình duyệt nhằm đảm bảo việc kiểm tra kích thước ảnh, kiểm tra ALT và URL của từng ảnh, kiểm tra vị trí heading,…

Web Developer đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào mức độ phân tích SEO chuyên sâu giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc cải thiện chỉ số SEO của website.

Công cụ PageSpeed Insights

Là một trong những công cụ của Google phát triển nhằm hỗ trợ đánh giá SEO, PageSpeed Insights được dùng để theo dõi hiệu suất của website nhằm dễ dàng hơn trong việc phân tích, chỉnh sửa, cải thiện chất lượng website.

PageSpeed Insights cung cấp những số liệu về điểm tốc độ (Speed score), số liệu thực (Field Data), dữ liệu Lab (Lab data), đề xuất cải thiện trang (Opportunities), chẩn đoán (Diagnostics), thông qua kiểm tra (Passed Audits).

Công cụ Mobile-Friendly Test

Mobile-Friendly Test ra đời với mục đích đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên thiết bị di động. Công cụ này sẽ kiểm tra để tìm ra những lỗi hiển thị gây khó chịu cho người dùng như chữ nhỏ, nội dung phân bổ tràn màn hình, nội dung đè lên nhau, tốc độ tải trang chậm,…

Công cụ SearchMetrics Content Experience

SearchMetrics Content Experience là công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO dựa trên các tiêu chí như mật độ phân bố từ khóa, cấu trúc câu, tần suất xuất hiện của từ/cụm từ. Hơn thế nữa, SearchMetrics Content Experience có khả năng phân tích thời điểm đăng bài thích hợp nhất, giúp bài viết của bạn có thêm cơ hội lên top Google.

Công cụ SEMrush SEO Writing Assistant

Đây là công cụ dùng để hỗ trợ biên tập nội dung và kiểm tra chỉ số SEO của bài viết. SEMrush sở hữu kho dữ liệu lên đến 17 tỷ từ khóa, đảm bảo bài viết luôn được trau chuốt từ giọng văn đến cách dùng từ. Bên cạnh đó, công cụ này sẽ chấm điểm SEO bài viết dựa trên nhiều yếu tố như khả năng đọc hiểu, cụm từ dài, số lượng từ, thời gian đọc,…

Công cụ WebFX Readability

WebFX Readability là công cụ hỗ trợ đánh giá mức độ dễ đọc của văn bản thông qua các tiêu chí như độ dễ hiểu, khả năng đọc hiểu tự động, điểm Flesch-Kincaid và điểm Gunning Fog (dùng cho nội dung tiếng Anh), chỉ số SMOG, điểm Coleman-Liau. Ngoài ra, Công cụ WebFX Readability còn hỗ trợ kiểm tra các bài viết theo chuẩn SEO như tính số lượng câu, số lượng từ, phần trăm từ phức,…

Công cụ Text Optimizer

Được biết đến là công cụ hỗ trợ đánh giá nội dung website thông qua việc đánh giá số lượng từ, độ dài câu và nhiều tiêu chuẩn SEO khác. Text Optimizer còn được biết đến như một công cụ đề xuất các từ khóa liên quan giúp bạn dễ dàng bổ sung cũng như giúp bạn loại bỏ những từ khóa không phù hợp, đảm bảo nội dung vào bài viết của bạn được Google ưu ái ở vị trí cao.

Công cụ Readability Analyzer

Readability Analyzer là công cụ hỗ trợ SEO trong việc phân tích, chấm điểm nội dung theo cấp độ đọc như Flesch Reading Ease, Gunning Fog Scale, Flesch-Kincaid Grade, SMOG, và Fly Readability.

Công cụ Hemingway App Editor

Hemingway App Editor là một công cụ hỗ trợ kiểm tra độ trôi chảy và cấu trúc câu để giúp bài viết của dễ đọc và đặc sắc và ngắn gọn hơn. Hemingway không chỉ cải thiện khả năng viết mà còn gợi ý cách viết tốt hơn nhằm tạo ra nội dung chuẩn SEO hơn.

Công cụ Bulk SEO

Đây là công cụ hỗ trợ định dạng nội dung văn bản cũng như hỗ trợ xóa, thêm ngắt dòng. Bulk SEO sẽ giúp bạn xử lý các định dạng như chuyển chữ hoa sang chữ thường, chữ hoa đầu câu,… và ngược lại.

Công cụ Cliche Finder

Cliche Finder là công cụ hỗ trợ các bài viết chuẩn SEO nhờ vào phát hiện những nội dung sáo rỗng, vô nghĩa để bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật nội dung để bài viết hoàn thiện và có giá trị hơn.

Công cụ WebSite Auditor

Là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình audit trang web, WebSite Auditor có khả năng phân tích tất cả các liên kết của trang web, nhiều tệp lệnh (robots.txt, sitemap.xml) và tìm kiếm các lỗi kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, công cụ này còn đề xuất các từ khóa TF-IDF làm cho nội dung của bạn thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm.

Công cụ Grammarly

Grammarly hỗ trợ bài viết chuẩn SEO thông qua việc kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, gợi ý thay đổi cấu trúc câu của tiếng Anh. Công cụ này ngày càng trở nên phổ biến khi không chỉ dễ sử dụng mà còn sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Hiện nay, để có trải nghiệm toàn diện về tất cả các tính năng của Grammarly, bạn cần trả thêm phí tùy theo gói dịch vụ bạn chọn.

Thế nào là một bài viết chuẩn SEO?

Bài viết chuẩn SEO là một bài viết được chú trọng về nội dung lẫn cấu trúc để phù hợp với các quy chuẩn, nguyên tắc của thuật toán trên các công cụ tìm kiếm cũng như đảm bảo cung cấp những giá trị thông tin hữu ích đến người dùng, thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ.

Một bài viết chuẩn SEO không chỉ có thể giữ vững vị trí top 1 của Google mà còn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng ghé thăm website. Đây là cách giúp bạn dễ dàng xây dựng niềm tin và uy tín. Nói cách khác, bài viết chuẩn SEO góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp bạn.

Cần kiểm tra yếu tố nào để đánh giá bài viết chuẩn SEO?

  • Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm

Việc thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng là một yếu tố quan trọng để đánh giá bài viết chuẩn SEO. Điều này đòi hỏi người viết nội dung hiểu được insight người dùng để có thể cho ra đời những bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích, mang giá trị cho người dùng. Mỗi bài viết đều bám theo một / một nhóm từ khóa hay một lĩnh vực nhất định, người viết nội dung cần có những kiến thức từ tổng quát đến chuyên môn về lĩnh vực đó để có thể diễn giải, phân tích cũng như hiểu được nhu cầu tìm kiếm của người dùng về từ khóa đó là gì.

  • Bố cục dễ đọc, nội dung dễ hiểu

Đây là hai yếu tố quan trọng để quyết định một bài viết có chuẩn SEO hay không. Để có thể giữ chân người đọc tiếp tục ở lại tìm hiểu nội dung thì bài viết cần được trình bày theo bố cục rõ ràng, hợp lý. Một vài yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý để cho ra đời một bố cục ấn tượng như cách sử dụng các định dạng heading, cách phân bổ nội dung, cách sắp xếp dàn ý nhằm thu hút người đọc và giúp họ dễ dàng ghi nhớ những ý chính khi đọc lướt nội dung. Bên cạnh đó, trình bày nội dung dễ hiểu được biết đến như cách sử dụng các định dạng văn bản (bôi đậm, in nghiêng, gạch chân), các lỗi chính tả, cách diễn giải vấn đề, vị trí đặt hình ảnh,… Hai yếu tố này phụ thuộc vào từng người đọc khác nhau nên thường được đánh giá khách quan.

  • Không copy, độc nhất

Bài viết mang tính độc nhất là một yêu cầu cơ bản để đạt chuẩn SEO. Nội dung độc nhất là một thuật ngữ liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Điều này có nghĩa nội dung của bạn là nguyên bản và không bị sao chép ở bất kỳ nơi nào khác. Đây là một yêu cầu bắt buộc khi viết nội dung website khi đóng vai trò quan trọng trong xếp hạng tìm kiếm.

  • Tiêu đề

Với mục đích được Google ưu ái vị trí cao trong công cụ tìm kiếm, tiêu đề bài viết cần chứa từ khóa chính và nội dung hấp dẫn người dùng. Tiêu đề thường được chấp nhận ở khoảng 60 ký tự. Một tiêu đề chuẩn SEO không chỉ nằm trong giới hạn số ký tự mà còn phải sử dụng khéo léo từ khóa chính, từ khóa phụ nhằm nói lên mục đích tìm kiếm của khách hàng tiềm năng, để làm cho mỗi lần hiển thị đều có giá trị. Hãy nhớ rằng tiêu đề là điều đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trong SERPs và quyết định xem bài viết có khả năng thỏa mãn mục đích tìm kiếm của họ không. Vì vậy, tiêu đề chuẩn SEO có thể làm tăng số lượng nhấp chuột và lưu lượng truy cập, có ít nhất một số tác động đến thứ hạng bài viết.

  • Mô tả

Cùng với tiêu đề, mô tả chính là yếu tố quyết định CTR của bài viết. Mô tả cần được viết súc tích, chưa từ khóa và đảm bảo khái quát được nội dung bao quát của toàn bài viết. Mô tả thường có độ dài từ 150 đến 160 ký tự, chứa từ khóa chính và từ khóa phụ. Nếu mô tả của bạn chứa các từ khóa mà người tìm kiếm đã sử dụng trong truy vấn tìm kiếm của họ, chúng sẽ xuất hiện trên SERP được in đậm . Điều này giúp bạn nổi bật và thông báo cho người tìm kiếm chính xác những gì họ sẽ tìm thấy trên trang của bạn.

  • Yếu tố URL

URL đóng một vai trò lớn trong SEO, các chuyên gia SEO đảm bảo các từ khóa được đưa vào địa chỉ website sẽ giúp bài viết được xếp hạng cao hơn. URL cần ngắn gọn, chứa từ khóa và có cấu trúc phân tầng.

  • Từ khóa và mật độ

Để bài viết chuẩn SEO thì việc lựa chọn từ khóa chính, từ khóa phụ và mật độ phân bổ từ khóa luôn là yếu tố được chú trọng. Các từ khóa chính và phụ được đặt ở tiêu đề, mô tả, tên ảnh, URL ảnh và heading trong bài viết. Mật độ từ khóa chính và phụ sẽ chiếm khoảng 3 – 5 % trong một bài viết. Điều này nhằm đảm bảo bài viết không bị nhồi nhét từ khóa nhưng vẫn đảm bảo chuẩn SEO.

  • Ảnh

Hình ảnh không chỉ giúp bài viết trở nên sinh động mà còn minh họa rõ hơn nội dung của bài viết. Ảnh trong bài viết cần được rõ nét, có kích thước phù hợp, bổ sung alt và đảm bảo hình ảnh hiển thị được ở giao diện điện thoại di động.

  • Backlinks

Để có thể cung cấp thêm thông tin liên quan đến từ khóa thì việc sử dụng backlink là một giải pháp hoàn hảo. Việc sử dụng backlink không chỉ giúp website cải thiện thứ hạng tìm kiếm, thúc đẩy traffic mà còn hỗ trợ tối ưu nội dung bài viết.

  • Lời kêu gọi hành động (CTA)

Lời kêu gọi hành động (CTA) nhận được nhiều sự phản hồi là kiểm chứng tốt nhất cho nội dung hấp dẫn, thấu hiểu insight của người viết nội dung. CTA bao gồm nhiều hình thức như kêu gọi mua ngay, tải ngay, thêm vào giỏ hàng, liên hệ tư vấn,… Vì vậy, CTA được đặt đúng chỗ đúng lúc không chỉ cải thiện vị trí website mà còn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Kết luận

Các công cụ đánh giá bài viết chuẩn SEO được sử dụng ngày càng nhiều cho thấy tầm quan trọng của một bài viết chuẩn SEO. Chúng tôi đã tổng hợp 18 công cụ miễn phí phổ biến nhất ở bài viết này kèm theo những yếu tố để giúp bạn đánh giá một bài viết chuẩn SEO dễ dàng hơn. Nếu bạn có nhu cầu thực hiện Dịch vụ SEO tổng thể, liên hệ ngay đội ngũ của Gleads để các chuyên viên SEO dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ website bạn lên top bền vững!

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất

chèn facebook vào web

Bạn có biết: trung bình 1 người dùng Facebook thường thích 11 bài đăng, để lại 5 bình luận và chia sẻ 1 bài đăng trong vòng 30...

Từ khóa phủ định Adwords

Sử dụng từ khóa là một phần quan trọng của chiến lược quảng cáo. Tuy nhiên, không phải lúc nào từ khóa cũng mang lại kết quả tích...

ui ux là gì

Nếu bạn đang hợp tác với một đơn vị thiết kế web hoặc nhà phát triển để tạo ra một trang web mới, chắc hẳn bạn đã nghe đến hai khái...

Thủy Tạ
1/3/2024
phone
Zalo Chat
facebook chat
Expand
Collapse