Technical SEO: Hướng dẫn audit và tối ưu trọn bộ technical website

Technical SEO: Hướng dẫn audit và tối ưu trọn bộ technical website

24 phút đọc
17/07/2025
Cập nhật lần cuối18/07/2025
technical seo

Technical SEO (SEO kỹ thuật) là một yếu tố cốt lõi trong chiến lược tối ưu công cụ tìm kiếm, tập trung cải thiện các thành phần kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Google. Mục tiêu là đảm bảo website có thể được thu thập, lập chỉ mục chính xác và hiển thị hiệu quả trên trang kết quả tìm kiếm.

Ngay cả khi nội dung chất lượng, một website chậm, lỗi liên kết hay cấu trúc không rõ ràng vẫn có thể khiến thứ hạng giảm mạnh và làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Do đó, việc tối ưu SEO kỹ thuật là bước nền tảng để gia tăng hiệu suất hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng lâu dài cho doanh nghiệp.

Tổng quan về Technical SEO

Technical SEO là gì?

Technical SEO (SEO kỹ thuật) là quá trình tối ưu các yếu tố kỹ thuật của website nhằm giúp công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và hiểu nội dung trang web. Đây là nền tảng quan trọng để các chiến lược SEO on-page và off-page hoạt động hiệu quả.

Technical SEO bao gồm nhiều yếu tố như:

  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Cải thiện cấu trúc URL
  • Xây dựng sitemap XML
  • Thiết lập tệp robots.txt
  • Tương thích di động và sử dụng giao thức bảo mật HTTPS
Technical SEO là gì?
Technical SEO là gì?

Tầm quan trọng của Technical SEO đối với website

Dù nội dung có hay đến đâu, nếu website gặp lỗi kỹ thuật, chậm tải hoặc khó được Google thu thập dữ liệu, khả năng xếp hạng vẫn rất thấp. Dưới đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của Technical SEO đối với một website:

  • Cải thiện khả năng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, giúp công cụ tìm kiếm hiểu chính xác cấu trúc và nội dung website.
  • Tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm với tối ưu tốc độ, cấu trúc và chuẩn SEO kỹ thuật giúp cải thiện vị trí từ khóa.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua website tải nhanh, thân thiện với thiết bị di động, giúp giảm tỷ lệ thoát.
  • Giảm lỗi kỹ thuật vì phát hiện, xử lý kịp thời lỗi 404, lỗi chuyển hướng hoặc nội dung trùng lặp.
  • Hỗ trợ hiển thị Rich Snippets và AI Overviews, tăng CTR bằng cách cung cấp thông tin nổi bật trên kết quả tìm kiếm như giá, nhận xét khách hàng, hình ảnh.
  • Bảo mật website, bảo vệ người dùng và được Google ưu tiên.
  • Đáp ứng các yêu cầu mới từ thuật toán Google, hạn chế rớt hạng sau mỗi lần cập nhật.

Cách Google hoạt động và ảnh hưởng đến Technical website

Googlebot hoạt động như thế nào?

Googlebot là công cụ thu thập dữ liệu (crawler) của Google, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa nội dung từ website lên kết quả tìm kiếm. Quá trình này gồm 3 giai đoạn: Thu thập dữ liệu (Crawling), Lưu chỉ mục (Indexing)Cung cấp kết quả tìm kiếm (Ranking). Cụ thể:

Googlebot hoạt động theo 3 giai đoạn Crawling - Indexing - Ranking
Googlebot hoạt động theo 3 giai đoạn Crawling – Indexing – Ranking
  • Crawling: Googlebot “quét” các trang web trên internet bằng cách theo liên kết từ các trang đã biết trước đó. Nó thu thập nội dung văn bản, hình ảnh, video và gửi về máy chủ của Google để xử lý.
  • Indexing: Quá trình Google phân tích nội dung đã thu thập, bao gồm văn bản, tiêu đề, thẻ meta và cấu trúc trang, sau đó lưu vào chỉ mục khổng lồ (Google Index). Đây là “thư viện kỹ thuật số” nơi Google tìm kiếm thông tin để trả lời truy vấn người dùng.
  • Ranking: Khi người dùng nhập truy vấn, Google truy xuất thông tin từ chỉ mục, đánh giá hơn 200 yếu tố xếp hạng từ độ liên quan đến tốc độ tải trang, và trả về kết quả phù hợp nhất chỉ trong chưa đến một giây.

Mối liên hệ giữa Googlebot và Technical SEO

Một website chỉ có thể được hiển thị trên Google nếu được Googlebot thu thập, lập chỉ mục đúng cách. Technical SEO chính là quá trình tối ưu kỹ thuật nhằm hỗ trợ Googlebot thực hiện các bước này hiệu quả hơn vì những lý do sau:

  • Tối ưu thu thập dữ liệu: Technical SEO cải thiện cấu trúc website, giúp Googlebot dễ dàng di chuyển giữa các trang. Cấu trúc liên kết nội bộ hợp lý và sitemap rõ ràng giúp bot không bỏ sót nội dung chính.
  • Quản lý crawl budget hiệu quả: Crawl budget là giới hạn số lần crawl mà Google cung cấp cho mỗi website trong một thời gian nhất định. Technical SEO giúp loại bỏ các trang dư thừa (trùng lặp, không có giá trị), từ đó Googlebot tập trung crawl các trang chất lượng cao, nâng hiệu suất SEO.
  • Hạn chế lỗi kỹ thuật: Xử lý lỗi 404, redirect sai hay trang chặn bởi robots.txt đảm bảo Googlebot không bị cản trở trong quá trình lập chỉ mục.

Các yếu tố Technical SEO cơ bản

Doanh nghiệp nên thực hiện website audit để phát hiện các vấn đề kỹ thuật đang tồn tại như lỗi thu thập dữ liệu, tốc độ tải chậm, cấu trúc URL kém thân thiện.

Từ kết quả này bạn có thể xây dựng một lộ trình tối ưu technical SEO bài bản, tạo nền tảng vững chắc để website cạnh tranh hiệu quả trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Checklist Technical SEO cơ bản
Checklist Technical SEO cơ bản

Kiểm tra khả năng truy cập và lập chỉ mục

Kiểm tra khả năng truy cập và lập chỉ mục là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình tối ưu Technical SEO. Nếu Googlebot bị chặn hoặc không thể hiểu nội dung trên trang, mọi nỗ lực SEO sau đó sẽ trở nên vô nghĩa. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra các yếu tố như sau.

Robots.txt

Robots.txt là tệp hướng dẫn công cụ tìm kiếm biết nên thu thập phần nào trên website và phần nào không nên truy cập. Việc cấu hình sai file này có thể khiến Google không thể lập chỉ mục các trang quan trọng, làm giảm khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Bạn có thể kiểm tra robots.txt bằng cách nhập đường dẫn: [domain]/robots.txt.

Ví dụ: Tệp Robots.txt của website gleads.vn là https://gleads.vn/robots.txt

Khi kiểm tra, cần lưu ý:

  • Chỉ định đúng bot ví dụ User-agent: * áp dụng cho tất cả công cụ tìm kiếm, còn User-agent: Googlebot chỉ áp dụng riêng cho Google.
  • Không chặn nhầm trang quan trọng, tránh sử dụng Disallow: / cho các thư mục chứa nội dung cần SEO như blog, sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ, nếu bạn vô tình thêm dòng Disallow: /blog/, toàn bộ bài viết trên blog có thể không được Google thu thập và hiển thị.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra liệu tệp Robots.txt của website đã cài đặt đúng và cho phép Googlebot truy cập chưa bằng công cụ Google Search Console:

Chọn Setting >  Tại “Robots.txt”, chọn Open Report > Xem cột Status

Nếu thông tin tại cột Status hiển thị “Fetch” cùng dấu tick xanh lá, tệp Robots.txt đã được ghi nhận thành công.

Hướng dẫn kiểm tra tệp Robots.txt của website bằng Google Search Console
Hướng dẫn kiểm tra tệp Robots.txt của website bằng Google Search Console

Nếu bạn muốn hiểu rõ cách viết tệp robots.txt chuẩn xác, hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn chi tiết từ Google Search Central – nguồn chính thức từ Google dành cho người làm SEO và quản trị viên web.

Sitemap

Sitemap (sơ đồ trang web) là tệp chứa danh sách các URL quan trọng mà bạn muốn Google thu thập và lập chỉ mục. Đối với các website nhiều trang hoặc cấu trúc liên kết phức tạp, sitemap đóng vai trò quan trọng giúp Googlebot không bỏ sót nội dung. Một sitemap hiệu quả cần:

  • Chứa đầy đủ các URL hợp lệ, trang có mã trạng thái 200 (OK) (trang cần SEO, bài viết, sản phẩm…).
  • Không chứa các link lỗi như 3xx (redirect), 4xx (không tồn tại).

Để kiểm tra sitemap, bạn có thể truy cập đường dẫn [domain]/sitemap.xml hoặc sitemap-page.xml.

Ví dụ: Tệp Sitemap của website gleads.vn là https://gleads.vn/sitemap-page.xml

Bạn hãy kiểm tra trong Google Search Console để thấy số lượng trang đã gửi và được Google xử lý:

Tại mục Indexing > Chọn Sitemaps > Xem cột Status

Nếu thông tin tại cột Status hiển thị “Success” và số lượng tại cột Discovered pages khớp với số lượng URL trong Sitemap của website, bạn đã lập tệp Sitemap đúng cách.

Hướng dẫn kiểm tra tệp Sitemap của website bằng Google Search Console
Hướng dẫn kiểm tra tệp Sitemap của website bằng Google Search Console

Log file

Log file là tệp nhật ký truy cập máy chủ để xác định hành vi thực tế của các bot tìm kiếm như Googlebot trên website. Khác với các công cụ phân tích lý thuyết, log file phản ánh dữ liệu thực tế về loại bot nào đã truy cập, vào trang nào, bao nhiêu lần, vào thời điểm nào.

Bạn có thể dùng công cụ Screaming Frog Log File Analyzer để thực hiện như sau:

  • Tải log file từ server (định dạng .log hoặc .txt)
  • Nhập vào Screaming Frog Log File Analyzer để phân tích

Khi dữ liệu được xử lý xong, bạn hãy xác định URL nào được crawl, URL nào bị bỏ sót hoặc gặp lỗi. Bên cạnh đó, tần suất crawl mỗi URL có đúng như kỳ vọng không (URL quan trọng cần được crawl nhiều hơn). Cuối cùng, có URL không nên được crawl, nhưng lại nằm trong danh sách thu thập dữ liệu  hiện tại.

Giao diện công cụ Screaming Frog Log File Analyzer
Giao diện công cụ Screaming Frog Log File Analyzer

Trong một số trường hợp đặc biệt như website bị hacker tấn công, hoặc bị dính mã độc. Log file cung cấp dữ liệu để truy vết và xử lý hiệu quả. Đây là một nội dung SEO nâng cao, GLEADS sẽ chia sẻ chi tiết trong một bài viết khác.

Noindex Tags

Thẻ noindex là một đoạn mã HTML đặt trong phần <head> của trang, dùng để ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang đó.

Cú pháp tiêu chuẩn như sau: html <meta name=”robots” content=”noindex”>

Bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog SEO Spider kiểm tra noindex trên website:

Quét toàn bộ website hoặc folder cần audit Technical SEO > Lọc các trang chứa thẻ noindex
Các bước check Noindex Tags
Các bước check Noindex Tags

Việc sử dụng noindex chỉ nên áp dụng cho các trang không mang giá trị SEO, chẳng hạn như trang cảm ơn sau khi gửi form (thank-you page), trang đích của chiến dịch quảng cáo (PPC landing page).

Nếu sử dụng sai, các trang quan trọng như sản phẩm hoặc bài viết có thể không được hiển thị trên Google, làm giảm hiệu quả SEO.

Canonical Tags

Canonical tag là thẻ HTML trong phần <head>, dùng để chỉ rõ với công cụ tìm kiếm đâu là phiên bản chính của nội dung khi có nhiều URL tương tự. Việc triển khai đúng canonical giúp tránh trùng lặp nội dung, bảo toàn giá trị SEO và đảm bảo chỉ một URL được Google lập chỉ mục và xếp hạng.

Một trang sản phẩm https://example.com/product có thể tồn tại dưới nhiều dạng như:

  • https://example.com/product?color=red
  • https://example.com/product?utm_source=newsletter

Trong trường hợp này, cả hai trang nên có thẻ canonical trỏ về URL gốc như sau:
<link rel=”canonical” href=”https://example.com/product” />

Với bản thân trang https://example.com/product, thẻ canonical cần được thiết lập về chính trang đó (Self referencing):

<link rel=”canonical” href=”https://example.com/product” />

Để kiểm tra canonical, có thể sử dụng công cụ Screaming Frog SEO Spider:

Quét toàn bộ website hoặc folder cần Technical SEO Audit > Xem mục Canonical
Kiểm tra Canonical Tags website
Kiểm tra Canonical Tags website

Bạn hãy quét toàn bộ website và rà soát các thẻ canonical đang được sử dụng, và thống kê trang gắn sai thẻ canonical để điều chỉnh.

Điều quan trọng là đảm bảo mỗi trang chỉ trỏ về đúng phiên bản gốc của nội dung, không để thiếu thẻ hoặc trỏ nhầm sang trang không liên quan.

Kiểm tra cấu trúc website chuẩn SEO

Một cấu trúc rõ ràng, logic giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng điều hướng và hiểu được mối quan hệ giữa các trang, từ đó ưu tiên lập chỉ mục những nội dung quan trọng.

Ngược lại, cấu trúc kém khoa học có thể khiến Google bỏ sót các trang giá trị hoặc tiêu tốn crawl budget.

Vì vậy, việc kiểm tra và tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO hỗ trợ Googlebot hoạt động hiệu quả và cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Cấu trúc URL

Cấu trúc URL đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Googlebot và người dùng hiểu được nội dung trang một cách nhanh chóng và rõ ràng. Một URL chuẩn SEO cần ngắn gọn, dễ đọc và thể hiện được phân cấp nội dung logic của website. Vì vậy, khi kiểm tra cấu trúc URL, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đồng nhất và nhất quán với sơ đồ phân cấp trang (ví dụ: domain.com/danh-muc/san-pham)
  • Tránh sử dụng tham số phức tạp, ký tự đặc biệt hoặc chuỗi không rõ nghĩa
  • Ưu tiên dùng dấu gạch ngang (-) để phân tách từ khóa
  • Không để trùng lặp hoặc thay đổi URL không cần thiết, tránh ảnh hưởng đến chỉ mục và hiệu suất SEO

Ví dụ: URL https://example.com/blog/technical-seo sẽ thân thiện hơn và dễ hiểu hơn so với https://example.com/index.php?id=47&page=technical-seo.

Breacrumbs

Breadcrumbs là hệ thống điều hướng thể hiện vị trí của trang trong cấu trúc phân cấp của website. Khi kiểm tra yếu tố này, cần đảm bảo breadcrumbs được triển khai đúng với cấu trúc nội dung và nhất quán trên toàn bộ trang. Chi tiết:

  • Breadcrumb có hiển thị đúng trên các trang con, phản ánh rõ đường dẫn từ trang chủ đến vị trí hiện tại.
  • Các liên kết trong chuỗi breadcrumb phải chính xác và hoạt động tốt.
  • Breadcrumb cần tuân thủ đúng cấu trúc danh mục của website, tránh nhầm lẫn giữa các cấp nội dung.
  • Kiểm tra xem breadcrumb đã được đánh dấu bằng dữ liệu có cấu trúc BreadcrumbList trong mã HTML hay chưa (có thể dùng công cụ Rich Results Test của Google).

Ví dụ: Trên một website thương mại điện tử, truy cập trang sản phẩm “Áo sơ mi nam trắng”, breadcrumb cần hiển thị: Trang chủ > Thời trang nam > Áo sơ mi > Áo sơ mi nam trắng

Kiểm tra liên kết trên website

Kiểm tra định kỳ liên kết trên website giúp phát hiện kịp thời các lỗi như liên kết hỏng, chuyển hướng sai hoặc cấu trúc liên kết nội bộ chưa hợp lý. Từ đó, đảm bảo hiệu quả crawl và tối ưu SEO kỹ thuật.

Orphan Pages

Orphan pages (trang mồ côi) là các trang không có bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ đến, khiến cả Googlebot lẫn người dùng khó phát hiện và truy cập được. Dù vẫn có thể được index nếu có sitemap hoặc backlink ngoài, nhưng khả năng hiển thị và thứ hạng SEO của các trang này thường rất thấp do thiếu liên kết ngữ cảnh và liên kết điều hướng trong cấu trúc site.

Ví dụ: Bạn có một bài viết tại URL example.com/blog/technical-seo-guide, nhưng không gắn link bài viết này từ bất kỳ danh mục, bài viết nào khác hoặc menu trang chủ. Khi đó, bài viết trở thành orphan page vì Googlebot không thể truy cập nó theo luồng liên kết nội bộ thông thường.

Bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog Spider để phát hiện lỗi này:

Screaming Frog Spider quét toàn bộ website > Trên thanh công cụ, chọn Report > Chọn Orphan Pages
Audit các Orphan pages (trang mồ côi) bằng Screaming Frog Spider
Audit các Orphan pages (trang mồ côi) bằng Screaming Frog Spider

Redirect Links

Redirect links là các liên kết chuyển hướng từ một URL A sang URL B. Khi cần điều hướng từ một trang trên website đến nội dung trong URL B, bạn nên internal link trực tiếp đến URL B, thay vì URL A.

Trong SEO kỹ thuật, việc kiểm tra redirect là cần thiết để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất crawl của Googlebot và trải nghiệm người dùng.

Bạn có thể sử dụng các công cụ Screaming Frog Spider để phát hiện các lỗi redirect links:

Screaming Frog Spider quét toàn bộ website > Xem mục Response Codes > Chọn Redirection (3xx) > Chọn URL 3xx > Xem mục Inlinks
Hướng dẫn Technical SEO Audit mục Redirect Links
Hướng dẫn Technical SEO Audit mục Redirect Links

Hãy kiểm tra các trường hợp redirect sau:

  • Internal link trỏ tới URL 3xx (chuyển hướng)
  • Chuyển hướng 302

Ngoài ra, một lỗi thường gặp khác là Redirect chain (chuỗi chuyển hướng). Lỗi này khiến bot mất thời gian truy cập và người dùng chờ lâu hơn, thậm chí có thể không đến được trang đích.

Ví dụ: Một liên kết nội bộ trên trang đang trỏ tới example.com/a, nhưng URL này lại redirect sang example.com/b, rồi tiếp tục sang example.com/c. Đây là chuỗi redirect cần loại bỏ.

Broken Links

Broken links (liên kết bị hỏng) là những đường dẫn không còn hoạt động, thường trả về mã lỗi 4xx như 404 – Not Found. Các liên kết này không chỉ gây gián đoạn trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng đến quá trình crawl của Googlebot và làm giảm hiệu quả SEO tổng thể.

Ví dụ: Nếu trang A trỏ tới example.com/blog/cach-viet-bai-chuan-seo, nhưng URL đó đã bị xóa và không có redirect, thì đây là một broken link cần xử lý.

Bạn có thể sử dụng các công cụ Screaming Frog Spider để phát hiện các lỗi redirect links:

Screaming Frog Spider quét toàn bộ website > Xem mục Response Codes > Chọn Client Error (4xx) > Chọn URL 4xx > Xem mục Inlinks
Kiểm tra Broken Links trên website
Kiểm tra Broken Links trên website

Bạn cần rà soát để phát hiện các vấn đề:

  • Internal link trỏ tới trang 4xx.
  • External link dẫn đến trang 4xx.
  • Link 404 nằm trong sitemap hoặc trong điều hướng chính.

Kiểm tra chất lượng nội dung trên website

Nội dung chất lượng là yếu tố then chốt để thu hút người dùng và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện nội dung trùng lặp, mỏng hoặc lỗi thời, từ đó điều chỉnh để đảm bảo website luôn đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và tiêu chuẩn của Google.

Duplicate Content

Duplicate content là nội dung trùng lặp xảy ra khi nhiều trang trên website có nội dung giống hoặc gần giống nhau. Điều này khiến Google khó xác định phiên bản nào nên được ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm, dẫn đến việc chia nhỏ giá trị SEO, lãng phí crawl budget, và giảm hiệu quả xếp hạng.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:

  • Sử dụng công cụ như Screaming Frog, Site Audit của Ahrefs hoặc Semrush để phát hiện các trang trùng nội dung.
  • Triển khai thẻ canonical, gộp nội dung, hoặc dùng chuyển hướng 301 để hợp nhất các phiên bản tương tự.

Thin Content

Thin content là những trang có nội dung quá ngắn, kém chất lượng hoặc không mang lại giá trị thực tế cho người dùng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến website bị đánh giá thấp trên kết quả tìm kiếm, do không đáp ứng được mục đích truy vấn của người dùng cũng như tiêu chuẩn từ Google.

Các dấu hiệu thường gặp của thin content:

  • Trang chỉ chứa vài dòng văn bản, thiếu chiều sâu thông tin.
  • Nội dung tự động tạo, không mang tính nguyên bản.
  • Trang sản phẩm chỉ có hình ảnh và thông số, không có mô tả chi tiết.
  • Trang có nội dung tương tự nhau nhưng lặp đi lặp lại trên nhiều URL.

Tương tự, bạn có thể sử dụng công cụ như Google Search Console, Ahrefs hoặc Screaming Frog để xác định các trang có nội dung ngắn, ít từ khóa hoặc không có lượt truy cập.

Kiểm tra các kỹ thuật Onpage SEO

Các yếu tố Onpage SEO ảnh hưởng trực tiếp đến cách Google hiểu và đánh giá nội dung trang web. Khi kiểm tra thường xuyên giúp đảm bảo thẻ tiêu đề, mô tả, heading, hình ảnh và liên kết nội bộ được tối ưu đúng cách, cải thiện khả năng hiển thị và nâng cao hiệu suất SEO tổng thể.

Meta tags

Meta tags là tập hợp các thẻ HTML giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của từng trang và hiển thị chính xác thông tin trên trang kết quả tìm kiếm.

Nếu không được tối ưu, website có thể gặp các lỗi phổ biến như: thiếu thẻ, trùng lặp title hoặc description, nhiều H1 trong cùng một trang, hoặc độ dài không phù hợp. Những lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị, tỷ lệ nhấp (CTR) và thứ hạng từ khóa.

Bạn có thể sử dụng các công cụ Screaming Frog Spider để phát hiện các lỗi:

Screaming Frog Spider quét toàn bộ website > Xem mục tương ứng (Page Titles, Meta Description, H1, H2)
Kiểm tra Meta tags (Page Titles, Meta Description, H1, H2) của website
Kiểm tra Meta tags (Page Titles, Meta Description, H1, H2) của website

Dựa trên dữ liệu từ Screaming Frog Spider, bạn có thể đánh giá các yếu tố:

  • Thẻ title có chứa từ khóa chính, độ dài lý tưởng từ 50–60 ký tự.
  • Meta description có độ dài khoảng 150–160 ký tự, không trùng lặp giữa các trang.
  • Thẻ H1 thể hiện tiêu đề chính và liên quan đến nội dung chính.
  • Subheadings phân chia nội dung hợp lý, hỗ trợ cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc bài viết.

ALT text

ALT text (alternative text) là phần mô tả văn bản của hình ảnh, giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung hình ảnh và hỗ trợ người dùng khi hình ảnh không thể hiển thị.

ALT không được thiết lập đúng, website có thể gặp các lỗi như: thiếu ALT, nội dung không hữu ích, nhồi nhét từ khóa, giảm khả năng lập chỉ mục hình ảnh, ảnh hưởng đến SEO và trải nghiệm người dùng.

Bạn có thể sử dụng các công cụ Screaming Frog Spider để phát hiện các lỗi ALT text:

Screaming Frog Spider quét toàn bộ website > Xem mục Images
Cách check ALT text (alternative text) bằng công cụ Screaming Frog Spider
Cách check ALT text (alternative text) bằng công cụ Screaming Frog Spider

Bạn có thể kiểm tra và đánh giá các vấn đề:

  • Thiếu ALT text, hình ảnh không có mô tả khiến Google không thể hiểu nội dung.
  • ALT text không liên quan, dùng nội dung quá chung chung như “image1.jpg” hoặc nhồi nhét từ khóa.
  • ALT bị trùng lặp cho nhiều hình ảnh khác nhau, gây hiểu nhầm cho công cụ tìm kiếm.
  • ALT không phản ánh đúng ngữ cảnh, mô tả không đúng với nội dung ảnh, làm giảm giá trị SEO và UX.

Checklist Technical SEO nâng cao

GLEADS đã tổng hợp checklist Technical SEO nâng cao giúp bạn đánh giá chuyên sâu các vấn đề như crawl budget, dữ liệu có cấu trúc, tốc độ tải trang và khả năng hiển thị trên thiết bị di động.

Đây là những yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm, mời bạn theo dõi trong phần sau.

Checklist Technical SEO nâng cao
Checklist Technical SEO nâng cao

Tín hiệu từ trải nghiệm người dùng

Tín hiệu từ trải nghiệm người dùng là những yếu tố cho thấy mức độ hài lòng và tương tác của người dùng khi truy cập website. Google sử dụng các tiêu chí này như một phần trong hệ thống xếp hạng tìm kiếm.

Một số chỉ số quan trọng bao gồm: PageSpeed (tốc độ tải trang), Core Web Vitals (tốc độ tải, độ ổn định hình ảnh, thời gian phản hồi), bounce rate (tỷ lệ thoát), time on site (thời gian trên trang) và Click through rate – CTR (tỷ lệ nhấp).

PageSpeed Insight

PageSpeed Insights là công cụ do Google cung cấp, giúp đánh giá hiệu suất tải trang của website trên cả thiết bị di động và máy tính. Để kiểm tra, bạn chỉ cần truy cập pagespeed.web.dev, nhập URL cần phân tích và công cụ sẽ trả về điểm số cùng các chỉ số quan trọng như Largest Contentful Paint (LCP), First Input Delay (FID), Cumulative Layout Shift (CLS).

Cách tối ưu:

  • Giảm dung lượng hình ảnh và video.
  • Thu gọn, nén tệp JS, CS.
  • Bật bộ nhớ đệm (cache) cho trình duyệt.
  • Hạn chế các plugin không cần thiết.
  • Cải thiện thời gian phản hồi máy chủ.

Core Web Vitals

Core Web Vitals là bộ chỉ số đánh giá trải nghiệm người dùng trên website, được Google xem là yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.

Để kiểm tra, bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console:

Vào mục “Trải nghiệm trang” (Page Experience) > Xem “Chỉ số thiết yếu về trang web” (Core Web Vitals)
Cách kiểm tra Core Web Vitals bằng Google Search Console
Cách kiểm tra Core Web Vitals bằng Google Search Console

Cách tối ưu:

  • Giảm dung lượng mà vẫn giữ chất lượng hiển thị.
  • Thu gọn, nén các tệp CSS, JavaScript để tăng tốc tải trang.
  • Nâng cấp hosting hoặc sử dụng CDN để giảm độ trễ.
  • Đảm bảo bố cục ổn định, tránh các yếu tố giao diện bị xáo trộn khi trang đang tải.

HTTPS

HTTPS là giao thức bảo mật giúp mã hóa dữ liệu truyền giữa trình duyệt và máy chủ, đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn và xác thực thông tin.

Bạn kiểm tra nhanh bằng cách truy cập website và quan sát thanh địa chỉ. Nếu có biểu tượng ổ khóa và đường dẫn bắt đầu bằng https://, trang đã được bảo mật.

Cách tối ưu:

  • Đảm bảo toàn bộ website chuyển sang HTTPS, không để lẫn HTTP.
  • Cài đặt và gia hạn chứng chỉ SSL từ nhà cung cấp uy tín.
  • Kiểm tra chuyển hướng tự động từ HTTP sang HTTPS để tránh nội dung trùng lặp.

Mobile-friendliness

Mobile-friendliness là tiêu chí đánh giá khả năng hiển thị và sử dụng website trên thiết bị di động. Dựa vào báo cáo Mobile Usability trong Google Search Console hoặc công cụ Mobile-Friendly Test, bạn có thể phát hiện các lỗi hiển thị hoặc thao tác trên giao diện di động.

Cách tối ưu:

  • Dùng thiết kế responsive với CSS media queries để website tự động điều chỉnh giao diện theo kích thước màn hình.
  • Tăng kích thước font chữ tối thiểu 16px, tránh chữ quá nhỏ gây khó đọc.
  • Đảm bảo các nút và liên kết cách nhau ít nhất 48px, tránh thao tác sai khi chạm.
  • Loại bỏ hoặc thay thế nội dung không hiển thị được trên di động như Flash hoặc iframe không tương thích.
  • Ẩn bớt các thành phần phụ trên giao diện mobile như sidebar, popup cố định để giảm tải và tập trung vào nội dung chính.

Thẻ Hreflang

Thẻ hreflang là thuộc tính HTML giúp xác định phiên bản ngôn ngữ và khu vực địa lý phù hợp cho từng trang trên website.

Công cụ Screaming Frog Spider có thể phát hiện các lỗi thẻ hreflang qua các bước sau:

Screaming Frog Spider quét toàn bộ website > Xem mục Hreflang
Kiểm tra thẻ hreflang của website
Kiểm tra thẻ hreflang của website

Cách tối ưu:

  • Đảm bảo mỗi phiên bản ngôn ngữ của một trang đều có thẻ hreflang đúng cú pháp, khai báo đầy đủ các phiên bản liên quan.
  • Áp dụng trên phần <head> hoặc trong HTTP header.
  • Luôn có thẻ “self-referencing”.

Dữ liệu có cấu trúc Schema Markup

Dữ liệu có cấu trúc Schema Markup là đoạn mã HTML giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung trên trang web. Triển khai schema đúng cách giúp website hiển thị rich snippets như đánh giá sao, thời gian sự kiện hỗ trợ tỷ lệ CTR.

Bạn ứng dụng công cụ Rich Results Test hoặc Google Search Console đều có tính năng kiểm tra khả năng triển khai dữ liệu của trang.

Cách tối ưu:

  • Chọn loại schema phù hợp với nội dung ví dụ: Article, LocalBusiness, Event, Product.
  • Có thể chèn thủ công vào mã nguồn hoặc sử dụng plugin như Yoast SEO, Rank Math trên WordPress.
  • Đảm bảo mỗi trang chỉ chứa schema cần thiết và đúng định dạng theo tiêu chuẩn của schema.org.

Từ những yếu tố technical kiểm tra ở trên đây, bạn có thể lập kế hoạch làm Technical SEO một cách toàn diện nhất.

Công cụ hỗ trợ Technical SEO hiệu quả

Để thực hiện Technical SEO hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ chuyên dụng nhằm phát hiện lỗi kỹ thuật, theo dõi hiệu suất và hỗ trợ tối ưu toàn diện. Dưới đây là những công cụ phổ biến được các chuyên gia SEO tin dùng.

Google Search Console

Công cụ miễn phí từ Google hỗ trợ theo dõi hiệu suất tìm kiếm và phát hiện lỗi kỹ thuật trên website.

  • Kiểm tra trạng thái lập chỉ mục, báo lỗi crawl.
  • Gửi sitemap và kiểm soát URL đã index.
  • Phát hiện lỗi dữ liệu có cấu trúc (Schema), Core Web Vitals, di động.
  • Báo cáo từ khóa, vị trí hiển thị và CTR.
  • Chỉ cung cấp dữ liệu từ Google, không phân tích sâu như các công cụ trả phí.

Ahrefs

Ahrefs là bộ công cụ SEO toàn diện, nổi bật với khả năng phân tích backlink và từ khóa.

  • Kiểm tra sức khỏe SEO tổng thể, phát hiện hơn 100 vấn đề kỹ thuật.
  • Phân tích backlink chi tiết và liên kết nội bộ.
  • Tìm từ khóa bạn đang xếp hạng và ước tính lưu lượng truy cập.
  • Công cụ Ahrefs Webmaster Tools miễn phí phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  • Chi phí cao với bản đầy đủ và các tính năng nâng cao đôi khi quá chuyên sâu với người mới.

Semrush

Semrush là nền tảng hỗ trợ quản lý SEO, PPC, nội dung và truyền thông xã hội.

  • Kiểm tra Technical SEO Audit kỹ lưỡng, phát hiện lỗi Technical SEO.
  • Theo dõi thứ hạng từ khóa và đo lường hiệu suất SEO.
  • Giao diện trực quan, dễ theo dõi.
  • Giá khá cao nếu chỉ dùng cho mục đích SEO.

Screaming Frog SEO Spider

Công cụ crawl website mô phỏng cách Googlebot hoạt động.

  • Phân tích dữ liệu onpage, kiểm tra redirect, lỗi 404, liên kết hỏng.
  • Tìm thẻ meta trùng lặp, thiếu H1, kiểm tra canonical, hreflang.
  • Hỗ trợ phân tích log file và tích hợp Google Analytics, GSC.
  • Giao diện kỹ thuật, cần kiến thức cơ bản để sử dụng hiệu quả.
  • Bản miễn phí giới hạn số URL crawl.

PageSpeed Insights

PageSpeed Insights của Google dùng để đánh giá tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng.

  • Phân tích hiệu suất tải trang trên cả desktop và mobile.
  • Đưa ra các chỉ số quan trọng như LCP, FID, CLS.
  • Gợi ý cải thiện tốc độ tải trang như tối ưu hình ảnh, JS/CSS.
  • Không phân tích toàn bộ website mà chỉ kiểm tra theo từng URL.

GLEADS: Kiểm tra Website chuyên sâu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Giới thiệu GLEADS

GLEADS là đơn vị cung cấp dịch vụ SEO chuyên sâu tại Việt Nam, tập trung vào việc tối ưu hiệu suất tìm kiếm và nâng cao khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của website.

  • Dịch vụ SEO Audit: Kiểm tra toàn diện cấu trúc và hiệu suất website, phát hiện điểm nghẽn về crawl, index, tốc độ tải và nội dung. Từ đó đưa ra kế hoạch cải thiện rõ ràng, phù hợp với mục tiêu SEO thực tế.
  • Dịch vụ SEO tổng thể: Xây dựng chiến lược SEO phù hợp cho từng ngành hàng, tập trung đồng thời vào kỹ thuật, từ khóa và nội dung nhằm gia tăng lưu lượng truy cập, cải thiện thứ hạng và nâng cao chuyển đổi.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, quy trình làm việc bài bản, GLEADS đã hỗ trợ hàng trăm thương hiệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau đạt được bước tiến vững chắc trong môi trường số.

gleads audit technical

Tại sao nên chọn GLEADS?

GLEADS không chỉ cung cấp dịch vụ SEO, mà là đối tác chiến lược đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình tăng trưởng bền vững. Chúng tôi tạo ra khác biệt từ:

  • Kinh nghiệm thực chiến: GLEADS đã triển khai thành công hàng trăm dự án SEO đa ngành – từ thương mại điện tử, giáo dục, bất động sản đến dịch vụ B2B – giúp chúng tôi am hiểu sâu sắc từng thị trường và tối ưu giải pháp phù hợp.
  • Đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao: Được dẫn dắt bởi các SEO Lead dày dạn kinh nghiệm, đội ngũ GLEADS luôn chủ động phân tích dữ liệu, đưa ra chiến lược dựa trên mục tiêu thực tế của từng doanh nghiệp.
  • Quy trình triển khai minh bạch: Từ bước đánh giá, phân tích đến triển khai và đo lường, mọi hoạt động SEO đều được theo dõi rõ ràng, báo cáo định kỳ và cập nhật liên tục theo tiến độ.
  • Luôn cập nhật xu hướng SEO mới: GLEADS liên tục ứng dụng các công nghệ, thuật toán và phương pháp mới nhất từ Google, đảm bảo chiến lược SEO luôn tối ưu hiệu quả và an toàn lâu dài.

Cam kết từ GLEADS

Tại GLEADS, chúng tôi luôn đặt kết quả thực tế và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Mỗi dự án đều được cá nhân hóa và theo dõi sát sao nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là những cam kết mà GLEADS mang lại cho doanh nghiệp bạn:

  • Kết quả đo lường rõ ràng theo giao kết hợp đồng như tăng tỷ lệ crawl, cải thiện thứ hạng từ khóa và tăng lưu lượng truy cập.
  • Dịch vụ cá nhân hóa, giải pháp phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, từ SMEs đến tập đoàn lớn.
  • Tư vấn tận tâm với đội ngũ chuyên gia đồng hành, hỗ trợ xuyên suốt quá trình triển khai dịch vụ.
  • Minh bạch và chuyên nghiệp với quy trình làm việc rõ ràng, dễ theo dõi tiến độ và kết quả.

Nhìn chung, tối ưu các yếu tố Technical SEO như cấu trúc URL, sitemap, robots.txt và tốc độ tải trang sẽ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây là nền tảng vững chắc để website hoạt động hiệu quả, tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Nếu bạn muốn triển khai dịch vụ SEO hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tối ưu nguồn lực, đồng thời nhanh chóng đạt được kết quả rõ ràng, GLEADS chính là lựa chọn phù hợp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và quy trình làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp SEO toàn diện, giúp nâng cao thứ hạng và tăng trưởng bền vững.

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất

cấu trúc website

Cấu trúc website là yếu tố cốt lõi quyết định mức độ thân thiện với người dùng và khả năng được công cụ tìm kiếm cào và lập chỉ mục...

Thủy Tạ
19/6/2025
traffic là gì

Traffic hay còn gọi là lưu lượng truy cập là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động của một website trong việc thu hút và...

Thủy Tạ
19/6/2025
seo local vs seo global

Trong chiến lược tối ưu công cụ tìm kiếm, Local SEO và Global SEO là hai hướng tiếp cận phổ biến nhưng khác biệt rõ rệt về mục...

Thủy Tạ
19/6/2025
phone
Zalo Chat
facebook chat
Expand
Collapse