Thiết kế giao diện website đẹp, đạt chuẩn UX/UI giúp tăng Conversion
Thiết kế giao diện website là bước khởi đầu trong công đoạn thiết kế website. Khách hàng có thể hiểu đây là công việc vô cùng quan trọng, vì người dùng sẽ xem sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn trên giao diện của website.
Hiện nay, có nhiều website hỗ trợ việc tạo trang web hoặc khách hàng có thể tự thiết kế mẫu mới theo ý mình. Hãy cùng Gleads tìm hiểu kỹ trong một giao diện web cần có những gì nhé!
1. Vì sao phải thiết kế giao diện website đẹp mắt, đạt chuẩn UX/UI?
Khi khách hàng thiết kế một giao diện website đẹp mắt sẽ dễ cuốn hút người dùng xem hình ảnh và đọc thông tin hơn, từ đó sẽ điều phối người dùng đến những thông tin mà khách hàng mong muốn.
Gleads luôn đặt tiêu chí đạt chuẩn UX/UI khi hoàn tất một giao diện web cho khách hàng. Khi đáp ứng được UX/UI thì khả năng trải nghiệm người dùng mới ở mức tốt, từ đó giúp tăng tỉ lệ ở lại trang và chỉ số conversion.
2. Có những loại thiết kế giao diện web nào?
Thiết kế giao diện web được chia làm hai loại, có thể kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu gọi là giao diện website động và một loại không có kết nối với cơ sở dữ liệu gọi là giao diện website tĩnh. Khách hàng có thể nắm những thông tin về web động và web tĩnh để tiện trong quá trình thiết kế website của mình.
2.1 Giao diện website tĩnh
Website tĩnh là loại hình không thể kết nối với cơ sở dữ liệu. Chỉ sử dụng HTML, CSS và Javascript để hoàn tất giao diện và nội dung của website. Hiện tại website kiểu này không còn thịnh hành nữa, vì khả năng thay đổi dữ liệu và tương tác với người dùng vô cùng kém.
2.2 Giao diện website động
Website động là một dạng tương tác với hệ thống cơ sở dữ liệu. Việc sử dụng HTML, CSS và Javascript, giao diện được hoàn thiện để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Nội dung được tải lên thông qua kết nối với hệ thống lưu trữ dữ liệu, giúp cho người dùng trải nghiệm trực tuyến mượt mà, thông tin đầy đủ và thuận lợi để họ có thể dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm những thông tin mà họ quan tâm.
3. Thiết kế giao diện web cần đáp ứng cho những thiết bị nào?
Trong thời đại ngày nay, khi người dùng truy cập web từ đủ loại thiết bị, việc tạo ra một trải nghiệm linh hoạt và thân thiện trên mọi nền tảng là quan trọng hơn bao giờ hết. Đó chính là lý do tại sao việc thiết kế giao diện web tương thích với tất cả thiết bị “Responsive” trở thành một điều cơ bản không thể thiếu.
3.1 Thiết kế giao diện web cho mobile
Hiện nay hơn 70% người dùng sử dụng thiết bị mobile để truy cập website, nên việc thiết kế giao diện web trên điện thoại là vô cùng quan trọng. Gleads thiết kế tương thích hơn 99% các loại màn hình thiết bị di động và các loại trình duyệt khác nhau.
3.2 Thiết kế giao diện website cho máy tính để bàn
Thiết kế giao diện website cho máy tính để bàn hay laptop là điều cơ bản cần phải có, đây là nơi chứa đầy đủ tất cả các thành phần của layout website. Sau khi hoàn tất giao diện trên PC mới tiến hành responsive cho di động, máy tính bảng và tivi.
3.3 Thiết kế giao diện web cho máy tính bảng
Tỷ lệ người dùng sử dụng trình duyệt web trên máy tính bảng hiện nay giao động từ 5% đến 10% tùy theo từng ngành hàng và dịch vụ khác nhau. Để đảm bảo mọi trải nghiệm đầy đủ và tốt nhất, Gleads luôn chú trọng và phát triển những phiên bản được tối ưu hóa cho các loại màn hình tablet khác nhau.
3.4 Thiết kế giao diện website cho tivi
Đối với giao diện web cho tivi, cần phải tối ưu hóa để hiển thị trên màn hình lớn và điều khiển bằng remote hoặc thiết bị nhập liệu từ xa khác.
4. 8 Nguyên tắc thiết kế giao diện website đẹp, chuẩn UX/UI
UX/UI là yếu tố quan trọng để lên ý tưởng cho giao diện website, thiết kế giao diện web đơn giản kèm các thao tác của người dùng phải dễ dàng để tăng conversion khi bán hàng hoặc dịch vụ. Giao diện website đáp ứng được UX/UI cần phải kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau, khách hàng có thể xem thêm ở phần dưới đây:
4.1 Bố cục layout tăng trải nghiệm người dùng
Việc thiết kế bố cục cho website không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn phải đảm bảo tính linh hoạt trên nhiều thiết bị. Đặt hình ảnh, nội dung và các module cần được điều chỉnh một cách thuận tiện, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Gleads cam kết đưa ra một bố cục website hoàn hảo, tối ưu và dễ đọc. Sau khi hoàn tất, chúng tôi sẽ gửi cho khách hàng xem và góp ý , từ đó hoàn thiện giao diện web theo đúng yêu cầu.
4.2 Thiết kế hình ảnh đẹp và tối ưu SEO
Trong quá trình thiết kế giao diện web, việc tạo hình ảnh đẹp và tối ưu SEO không chỉ là một bước quan trọng mà còn là “chìa khóa” để đạt được tiêu chuẩn cao về trải nghiệm UX/UI.
Hình ảnh không chỉ làm cho trang web trở nên hấp dẫn mà còn chịu trách nhiệm quan trọng trong việc nâng cao sự tương tác và thoải mái cho người dùng.
Ngoài ra, khi thiết kế hình ảnh cần phải tối ưu chất lượng và dung lượng hình ảnh để tăng tốc độ tải trang, phục vụ cho việc đọc website của người dùng nhanh chóng. Đây là một yếu tố quan trọng trong thiết kế website chuẩn SEO.
4.3 Dùng font chữ tạo cảm giác dễ chịu khi xem website
Thiết bị/Font-size | Tiêu đề lớn | Tiêu đề vừa | Tiêu đề nhỏ | Chữ thường |
---|---|---|---|---|
Desktop | 36 đến 64 px | 16 đến 24 px | 12 đến 14 px | 11 đến 12px |
Di động | 24 đến 36px | 16 đến 24 px | 12 đến 14 px | 10 đến 12 px |
Máy tính bảng | 24 đến 36px | 16 đến 24 px | 12 đến 14 px | 10 đến 12 px |
Tivi | 36 đến 64 px | 16 đến 24 px | 12 đến 14 px | 11 đến 12px |
Font chữ cũng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế giao diện cho website, nếu font chữ quá lớn hay chọn phải kiểu font khó đọc sẽ gây trở ngại trong quá trình trải nghiệm của người dùng. Khách hàng có thể chọn những loại font chữ dễ đọc cho người dùng và dưới đây là bảng font-size chữ trung bình để dùng thiết kế giao diện web:
4.4 Thiết kế giao diện điều phối người dùng theo luồng thông tin
Khả năng điều phối thông tin giúp khách hàng hướng người dùng đến những nội dung quan trọng, từ đó khuyến khích họ thực hiện các hành động quan trọng như thực hiện cuộc gọi đến hành động (CTA), chuyển hướng đến trang thông tin cụ thể, hoặc điền vào các biểu mẫu cung cấp thông tin,…
4.5 Thiết kế Landing Page website cho các trang chính
Việc thiết kế landing page cho các trang chính của website mang lại hiệu quả to lớn cho việc thúc đẩy chuyển đổi. Landing page sẽ được chia bố cục nội dung theo từng phân đoạn của màn hình, giúp thu hút khách hàng theo dõi những nội dung quan trọng, từ đó click vào các nút chuyển đổi trên trang.
Với dữ liệu người dùng hành động trên trang, bạn có thể biết những nội dung nào được khách quan tâm hơn, từ đó lên kế hoạch cải thiện chất lượng nội dung và tăng chất lượng và số lượng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra Gleads cũng thiết kế giao diện bằng PHP đáp ứng được tất cả các yếu tố UX/UI cho các platform như: WordPress, Joomla, Magento. Đặc biệt Gleads có hơn 500 mẫu thiết kế giao diện WordPress cho khách hàng lựa chọn.
4.6 Lựa chọn màu sắc giao diện phù hợp
Màu sắc là một phần quan trọng trong việc thiết kế giao diện website. Không chỉ làm cho trang web trở nên hấp dẫn hơn mà màu sắc còn tạo ấn tượng, thúc đẩy tương tác và tạo cảm xúc cho người sử dụng. Việc lựa chọn màu sắc phù hợp có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng và tạo độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn.
4.7 Tạo khoảng trắng khi thiết kế giao diện website
Một trong những xu hướng quan trọng trong thiết kế giao diện website hiện nay là việc tăng cường khoảng trống, tạo ra sự thoải mái, dễ đọc và thân thiện hơn cho người dùng.
- Tăng tính thẩm mỹ: Khoảng trắng tạo sự thông thoáng, mang lại cảm giác sạch sẽ và hiện đại. Sử dụng khoảng trống một cách có chiến lược có thể biến một trang web bình thường thành một tác phẩm nghệ thuật.
- Tạo sự tập trung: Khi có quá nhiều thông tin và yếu tố trên một trang, người dùng có thể cảm thấy bị quá tải thông tin. Tăng khoảng trống có thể giúp người dùng tập trung vào những thông điệp quan trọng và giúp họ dễ dàng tìm hiểu và tham gia.
- Dễ dàng đọc và hiểu: Khoảng trắng giữa các đoạn văn bản và yếu tố trên trang web giúp cải thiện khả năng đọc và hiểu thông tin. Điều này làm cho trang web trở nên thân thiện hơn đối với người đọc, đặc biệt là trên các thiết bị di động.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp: Sử dụng khoảng trắng một cách hợp lý thể hiện sự chuyên nghiệp trong thiết kế. Nó cho thấy bạn quan tâm đến trải nghiệm của người dùng và đầu tư thời gian và công sức vào việc tạo ra một trang web tốt.
4.8 Truyền tải thông điệp của thương hiệu tới nhiều người
Thiết kế giao diện website không chỉ đẹp mắt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn tới nhiều người. Đảm bảo logo và slogan của bạn nằm ở vị trí dễ thấy và dễ nhận biết trên trang web, chúng phải đi kèm với thông điệp chính của thương hiệu và tạo sự gợi nhớ đến thương hiệu của bạn.
5. Những mẫu thiết kế giao diện website cơ bản cho các ngành
Trong thiết kế giao diện website Gleads thường chia ra 3 loại riêng biệt để thiết kế web cho khách hàng là: web bán hàng, web về tin tức hoặc website chuyên về dịch vụ. Vì mỗi loại web sẽ có những tính năng riêng biệt phục vụ cho website đó, nên giao diện cũng phải được thiết kế theo đặc trưng của từng loại.
5.1 Thiết kế giao diện website bán hàng
Website bán hàng sẽ thiết kế layout theo những tính năng chuyên biệt đi kèm như: bộ lọc sản phẩm (theo giá, theo hãng sản xuất, theo tính năng sản phẩm thuộc từng danh mục,…), chương trình khuyến mãi, các chức năng thanh toán trực tuyến ở ngoài Front-end.
Thiết kế trang admin cho web bán hàng gồm có các module tích hợp như: giao diện tích hợp các module của các kênh Digital Marketing (sàn TMĐT, SEO, Google Shopping, Email Marketing,…), giao diện quản lý kho và quản lý vận chuyển, CRM, ERP,…
5.2 Thiết kế giao diện cho web tin tức
Giao diện web tin tức ở Front-end phải chia ra được bố cục cho từng chuyên mục, thiết kế trang chủ website tin tức đa dạng bố cục layout cho từng chuyên mục tránh gây nhàm chán cho người dùng.
Tính toán nhiều phương án cho các banner quảng cáo, phân bố cục bài viết liên quan trong cùng một chuyên mục để điều phối người dùng xem tin,…
Giao diện ở back-end web tin tức Gleads có thể thiết kế giao diện web PHP hoặc theo ngôn ngữ mà khách hàng yêu cầu. Với mục tiêu là phải thiết kế được giao diện cho các module chính như: phân cấp user ở nhiều mức độ khác nhau, giao diện thống kê tổng hợp số lượng bài viết theo từng khung thời gian, giao diện liệt kê các bài viết có lịch đăng tự động,…
5.3 Thiết kế giao diện cho web dịch vụ
Giao diện web dịch vụ ở phần Front-end cần thiết kế được các bộ lọc phù hợp với từng danh mục dịch vụ cụ thể (booking vé máy bay, phòng khách sạn, đặt xe, từng gói tài chính bảo hiểm,…), thiết kế trang trả về kết quả của bộ lọc trực quan và đầy đủ thông tin cho người dùng, thiết kế các trang landing page để điều phối các trang dịch vụ liên quan,…
Ở giao diện web dịch vụ trong phần back-end, bạn có thể chọn thiết kế giao diện web bằng WordPress, ASP.NET, hoặc các nền tảng lập trình khác tùy vào nhu cầu sử dụng.
Dù sử dụng ngôn ngữ lập trình nào thì cũng cần thiết kế những tính năng cần thiết sau: giao diện thống kê chỉnh sửa giá từ các kết nối API, giao diện các module hỗ trợ từ Digital Marketing (SEO, Email Marketing,…), giao diện thống kê data khách hàng (khách hàng mới cần chốt sale, danh sách khách hàng cũ cần remarketing),…
6. Top 5 phần mềm thiết kế giao diện web online tốt nhất hiện nay
6.1 Google Web Designer
Google Web Designer là một ứng dụng thiết kế website miễn phí của Google, hỗ trợ người dùng thiết kế giao diện website một cách dễ dàng và linh hoạt. Với giao diện đồ họa trực quan và tiện ích kéo và thả, người dùng có thể tạo ra những trang web đẹp mắt và tương tác tốt mà không cần đến kỹ năng lập trình chuyên sâu.
Một trong những điểm độc đáo của Google Web Designer là khả năng tạo ra nội dung sử dụng các công nghệ tiên tiến như HTML5, CSS3 và Javascript. Điều này giúp đảm bảo rằng giao diện web tạo ra sẽ không chỉ đẹp mắt mà còn linh hoạt và tương tác trên nhiều loại thiết bị và trình duyệt khác nhau.
6.2 Figma
Figma là một công cụ thiết kế giao diện và làm việc cộng tác trực tuyến, đã nhanh chóng chiếm lĩnh cảm tình của cộng đồng thiết kế. Với giao diện làm việc dựa trên đám mây, Figma cho phép người dùng trải nghiệm quy trình làm việc linh hoạt từ mọi nơi mà không phải cài đặt bất kỳ phần mềm nào. Điều này giúp nhóm thiết kế có thể cộng tác thời gian thực, tạo ra trải nghiệm đồng bộ và linh hoạt.
Một trong những ưu điểm nổi bật của Figma là khả năng cộng tác trực tuyến, cho phép nhiều thành viên trong nhóm làm việc trên cùng một dự án và nhìn thấy những thay đổi ngay lập tức. Điều này tạo ra sự hiệu quả cao và giảm thiểu sự nhầm lẫn trong quá trình làm việc.
6.3 Adobe Photoshop
Adobe Photoshop là một ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp của Adobe Systems, được biết đến là một công cụ mạnh mẽ trong việc thiết kế giao diện website. Được phát triển từ nhiều năm trước, Photoshop không chỉ là công cụ chỉnh sửa ảnh mà còn là một trợ thủ đắc lực cho những người thiết kế UI/UX.
Với giao diện sử dụng đồ họa đồng nhất và hàng loạt các tính năng đa dạng, Photoshop cho phép người dùng tạo ra các thiết kế website vô cùng sáng tạo. Công cụ này hỗ trợ nhiều định dạng hình ảnh và có khả năng xử lý các tệp tin đồ họa lớn với hiệu suất cao.
6.4 Adobe XD
Adobe XD (Experience Design) là một ứng dụng thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng mà Adobe Systems phát triển, đặc biệt được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những người làm UI/UX trong việc phát triển giao diện website. Adobe XD không chỉ mang lại sự linh hoạt trong quá trình thiết kế mà còn tập trung vào trải nghiệm cộng tác và xây dựng prototype.
Với giao diện đơn giản, người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng Adobe XD mà không cần nhiều kinh nghiệm thiết kế. Các công cụ vẽ, định hình và tạo hiệu ứng được tích hợp giúp tạo ra các bản thiết kế giao diện web một cách nhanh chóng và hiệu quả.
6.5 Sketch
Sketch là một phần mềm thiết kế giao diện đồ họa vô cùng mạnh mẽ và linh hoạt, được phát triển đặc biệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà thiết kế UI/UX. Với thiết kế giao diện người dùng tối giản và trực quan, Sketch giúp người dùng tập trung vào quá trình sáng tạo mà không gặp sự phức tạp không cần thiết.
Các công cụ vẽ và chỉnh sửa của Sketch được tối ưu hóa để tạo ra các bản thiết kế giao diện web một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với khả năng tương thích tốt với nhiều plugin và tích hợp linh hoạt, người dùng có thể mở rộng khả năng của phần mềm theo nhu cầu cụ thể của họ.
7. Bảng giá thiết kế giao diện web tại Gleads
Gói thiết kế giao diện website | Gói khởi động | Gói tiêu chuẩn | Gói chuyên nghiệp | Gói chuyên sâu |
---|---|---|---|---|
Responsive | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
| ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
| ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
| ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
| ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Thiết kế đạt UX/UI | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Số lượng trang | 10< | 10 – 15 | 16 – 20 | 21 – 30 |
Số lần thay đổi thiết kế | 2 | 2 | 3 | 3 – 5 |
Lưu ý: Trên đây là bảng giá thiết kế website tham khảo tại Gleads. Đối với những yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp, bảng giá sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và báo giá chi tiết nhất cho khách hàng.
Thiết kế giao diện là một khâu trong quá trình thiết kế website, vậy nên chi phí cho phần này thường được góp trong tổng chi phí thiết kế web. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm trong bài viết bảng giá thiết kế website trọn gói được tối ưu hóa riêng cho từng khách hàng.
7. Quy trình thiết kế giao diện website tại Gleads
Khi nhận được yêu cầu thiết kế website cho doanh nghiệp trọn gói, công ty Gleads sẽ tiến hàng dự án theo quy trình sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu
Khi nhận được yêu cầu thiết kế giao diện, chúng tôi sẽ tiến hành trao đổi với doanh nghiệp để soạn brief. Các nội dung có trong brief bao gồm: mẫu giao diện, bảng màu chủ đạo, font chữ yêu cầu, logo của công ty, các module cần có,…
Bước 2: Tạo bản phác thảo
Dù là bước không được nhiều đơn vị chú trọng, bản thảo sẽ giúp tiến trình thiết kế được thực hiện nhanh chóng. Designer sẽ hình dung và đưa ý tưởng thiết kế lên giây. Nhờ đó, chúng tôi có thể đảm bảo các yếu tố được thêm vào tối ưu và đầy đủ.
Bước 3: Tiến hành thiết kế giao diện trên phần mềm
Tùy vào mức độ phức tạp của giao diện và số lượng các module mà thời gian tiến hành bước này có thể kéo dài trong khoảng 5-7 ngày. Với kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, đội ngũ IT tại Gleads tự tin rằng có thể sử dụng các framework front-end: ReactJS, Angular, VueJS, NextJS; và back-end: Laravel, ExpressJS, Asp .NET,…để tiến hành thiết kế giao diện.
Bước 4: Chạy thử và chỉnh sửa
Sau khi đã thiết kế xong, Gleads sẽ gửi bản xem trước cho doanh nghiệp xem xét và chỉnh sửa theo yêu cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra yêu cầu chỉnh sửa trong số lần giới hạn. Điều này nhằm giúp quá trình thiết kế diễn ra nhanh chóng, và tiết kiệm thời gian cho đôi bên.
Bước 5: Hoàn thiện
Sau khi hoàn thành chỉnh sửa theo yêu cầu của doanh nghiệp, Gleads sẽ hoàn thành thiết kế và bàn giao.
Gleads luôn luôn chú trọng trong quá trình thiết kế giao diện web cho khách hàng, chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến phản hồi để hoàn thiện giao diện phù hợp cho từng khách hàng khác nhau. Hãy liên hệ với Gleads để có báo giá thiết kế giao diện website chi tiết và những mẫu giao diện web độc đáo, màu sắc phù hợp với từng ngành hàng và đặc biệt tăng trải nghiệm người dùng với kỹ thuật thiết kế đạt chuẩn UX/UI.
Chia sẻ bài viết- 1. Vì sao phải thiết kế giao diện website đẹp mắt, đạt chuẩn UX/UI?
- 2. Có những loại thiết kế giao diện web nào?
- 3. Thiết kế giao diện web cần đáp ứng cho những thiết bị nào?
- 4. 8 Nguyên tắc thiết kế giao diện website đẹp, chuẩn UX/UI
- 4.1 Bố cục layout tăng trải nghiệm người dùng
- 4.2 Thiết kế hình ảnh đẹp và tối ưu SEO
- 4.3 Dùng font chữ tạo cảm giác dễ chịu khi xem website
- 4.4 Thiết kế giao diện điều phối người dùng theo luồng thông tin
- 4.5 Thiết kế Landing Page website cho các trang chính
- 4.6 Lựa chọn màu sắc giao diện phù hợp
- 4.7 Tạo khoảng trắng khi thiết kế giao diện website
- 4.8 Truyền tải thông điệp của thương hiệu tới nhiều người
- 5. Những mẫu thiết kế giao diện website cơ bản cho các ngành
- 6. Top 5 phần mềm thiết kế giao diện web online tốt nhất hiện nay
- 7. Bảng giá thiết kế giao diện web tại Gleads
- 7. Quy trình thiết kế giao diện website tại Gleads