Đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook bằng những chỉ số nào?

Đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook bằng những chỉ số nào?

12 phút đọc
20/12/2022
Cập nhật lần cuối22/01/2024
Đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook bằng những chỉ số nào

Bạn muốn tìm hiểu về cách đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook phù hợp với chiến dịch của mình? Mỗi loại hình quảng cáo tương ứng với những mục đích riêng, vì thế có những chỉ số đánh giá tương ứng. Gleads vẫn luôn áp dụng các chỉ số đo lường này để đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo Facebook cho đối tác của mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài này nhé.

1. Vì sao cần đánh giá hiệu quả cho quảng cáo Facebook?

Khả năng đánh giá hiệu suất dựa trên dữ liệu một cách chính xác là lợi thế lớn nhất khi triển khai quảng cáo trên nền tảng Facebook.

Các doanh nghiệp (nhà quảng cáo) khi chạy quảng cáo trên Facebook đều được yêu cầu theo dõi và phân tích hiệu quả quảng cáo một cách xuyên suốt. Từ đây, việc phát triển các giải pháp sửa đổi và điều chỉnh quảng cáo. Việc điều chỉnh này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo đồng thời tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, khía cạnh “hành trình của khách hàng” cũng là một thành phần quan trọng cần được lưu ý khi đánh giá hiệu quả trên quảng cáo Facebook.

2. Đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook cần chú ý điều gì?

Kết quả của một chiến dịch quảng cáo trên Facebook là một số thước đo hữu hiệu để đánh giá bởi những chỉ số thống kê thể hiện mức độ hiệu quả của chiến dịch.

Các doanh nghiệp cần phải quyết định đâu là những chỉ số đánh giá quảng cáo facebook và thực sự có ý nghĩa với hoạt động kinh doanh và bán hàng của mình tương ứng với từng loại hình quảng cáo.

Chẳng hạn doanh nghiệp cần đẩy mạnh doanh số bán hàng thông qua quảng cáo Facebook Click To Web hay quảng cáo tương tác, thì chỉ số cần quan tâm tương ứng là số lượng đăng ký mua hàng, lượng khách hàng chuyển đổi trên Landing Page,….

Hơn nữa, doanh nghiệp cần lưu ý rằng Facebook chủ yếu ước tính về giá quảng cáo dựa trên số lần hiển thị, thường thấy nhất chính là thông qua CPM (Cost per Miles) – Giá mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Cho thấy rằng Facebook chỉ tập trung vào việc hiển thị các mẫu quảng cáo tiếp cận khách hàng tiềm năng mà bạn đã quyết định.

Facebook sẽ dựa trên dữ liệu đó để đánh giá mức độ phù hợp và chất lượng của mẫu quảng cáo với nhóm đối tượng doanh nghiệp nhắm tới để tiến hành phân phối. Điều này cho thấy rằng, để đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo Facebook cần chú ý đến: Lượt đặt hàng,lượt tương tác, lượt đăng ký,… tương ứng với các chỉ số CPM (Cost Per Miles), CTR (Click Through rate), CPC (Cost per Click), CR (Conversion Rate).

Có thể bạn sẽ quan tâm đến những cách chạy quảng cáo tin nhắn facebook hiệu quả mang lại doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

3. Đánh giá dựa trên chỉ số tính hiệu suất

3.1 Chỉ số Results (Kết quả)

Có thể nói chỉ số Results là yếu tố để đánh giá hiệu suất của một chiến dịch Facebook cần thiết. Thông qua đó các bạn sẽ biết với mức ngân sách đã bỏ ra thì thu về được bao nhiêu kết quả. Results sẽ đổi thay phụ thuộc vào loại hình chiến dịch doanh nghiệp đang chạy tương ứng với các mục tiêu đã đặt ra.

Results phổ biến nhất mà nhiều nhà quảng cáo nhắm tới chính là chỉ số chuyển đổi.

Giả dụ: số lượng người tiêu dùng tiến hành mua hàng Online. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức về doanh nghiệp của mình, thì Results ở đây có thể là số lần hiển thị hoặc lưu lượng truy cập mẫu quảng cáo.

Một số Results phổ biến như:

  • Số lượng mua hàng trên Website/Landing Page
  • Số lượng khách hàng tiềm nằm có được
  • Số lượng người dùng điền biểu mẫu
  • Lượt mua hàng/lượt đăng ký/lượt tải,…

3.2 Chỉ số CPR (chi phí chi trả cho kết quả)

CPR = tổng chi tiêu cho quảng cáo / số lượng kết quả

Thống kê CPR thể hiện mức chi tiêu trung bình phải trả để mang lại số lượng kết quả tương ứng khi chạy chiến dịch Facebook.

Bên cạnh Results, chỉ số CPR chính là thông số quan trọng vì nó là thước đo đáng tin cậy nhất để đánh mức độ hiệu quả của quảng cáo Facebook. Sẽ giúp các bạn có số liệu thống kê để điều chỉnh kịp thời hiệu suất của từng chiến dịch.

Trên thực tế, CPR theo từng ngành có sự khác biệt rất rõ rệt. Theo dữ liệu được thu thập bởi Wordstream, mức CPR có thể dao động từ 7.85$ đến 55$. Trong đó CPR trung bình cho một chuyển đổi khoảng 18$.

3.3 Chỉ số chi tiêu

Chỉ số chi tiêu là yếu tố quan trọng để đánh giá quảng cáo facebook Ads. Bởi chỉ báo này cho biết rằng doanh nghiệp đã chi trả bao nhiêu tiền cho chiến dịch quảng cáo trong suốt khung thời gian đã chọn. Theo dõi chỉ số chi tiêu là điều cần thiết để quản lý ngân sách và có những biện pháp điều chỉnh sáng suốt nhằm tối ưu ngân sách phù hợp hơn.

3.4 Chỉ số ROAS (Lợi nhuận dựa trên chi tiêu)

Lợi nhuận trên số tiền quảng cáo đã bỏ ra, hay chỉ số ROAS sẽ cho các bạn biết tổng số tiền quảng cáo đã bỏ ra đã kéo về bao nhiêu doanh thu. Sau khi trừ các khoản chi phí khách thì sẽ tình ra được tỷ số lợi nhuận.

Trên thực tế, ROAS đo lường số tiền doanh nghiệp kiếm được cho mỗi 1$ chi tiêu cho quảng cáo Facebook. Nếu doanh nghiệp muốn chứng minh rằng chiến dịch quảng cáo trên Facebook đã đạt hiệu quả thì ROAS chính là chỉ số nói lên điều này.

4. Đánh giá dựa trên chỉ số tương tác (Engagement Metrics)

Đánh giá dựa trên chỉ số tương tác (Engagement Metrics)

4.1 Tỉ lệ CTR (tỷ lệ nhấp chuột/click)

Tỷ lệ CTR (Click Through Rate) trong quảng cáo Facebook thể hiện tỷ lệ % số người dùng đã nhấp vào một quảng cáo so với số lần hiển thị của mẫu quảng cáo đó.

CTR chính là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá quảng cáo trên Facebook dựa trên lượt tương tác. Bởi CTR có tác động nhất định đến Relevance Score (điểm đánh giá mức phù hợp của Facebook) cho mẫu quảng cáo. Đồng thời việc phân tích chỉ số CTR này sẽ cho bạn biết rằng mẫu quảng cáo có thực sự được người dùng quan tâm hay không. Từ đó mà có chiến lược tối ưu sao cho phù hợp nhất.

Chiến dịch hoạt động tốt sẽ càng có nhiều người nhấp vào quảng cáo, thì tỉ lệ CTR càng cao. Các quảng cáo trên Facebook có CTR trung bình thông thường ở mức 0.9% đối với tất cả lĩnh vực.

4.2 Chỉ số CPC (chi phí trên mỗi lượt nhấp vào liên kết)

Chi phí cho mỗi nhấp chuột, hoặc CPC, được hiểu là chỉ số hiển thị số tiền trung bình cho mỗi liên kết được nhấp của người dùng trên Facebook. CPC thường được sử dụng để đánh giá giữa hiệu quả và hiệu suất của chiến dịch quảng cáo.

CPC sẽ có tác động rất nhiều đến chi phí doanh nghiệp phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào một liên kết quảng cáo. Chi phí cho mỗi lần nhấp vào liên kết càng thấp, bạn càng tiết kiệm được nhiều hơn. CPC thấp cũng đồng nghĩa với việc mẫu quảng cáo của doanh nghiệp đang rất phù hợp với nhóm đối tượng đang được nhắm tới.

Ngoài ra, CPC luôn thay đổi tùy thuộc ngành kinh doanh cũng như các đối thủ cùng ngành, có nghĩa là càng nhiều nhà quảng cáo có thể trả thêm chi phí cho mỗi lần nhấp chuột thì CPC sẽ càng cao hơn.

4.3 Những chỉ số tương tác xã hội

4.3.1 Theo hành động nhóm đối tượng

Khi khách hàng tiềm năng của bạn xem qua mẫu quảng cáo và tương tác trên mẫu quảng cáo, thì sẽ cung cấp cho bạn biết chỉ số hành động trên từng nhóm đối tượng khác nhau.

4.3.2 Tương tác bài đăng

Trên mỗi bài đăng thì sẽ có các nút like, comment, share, nút CTA, links dẫn về website. Tất cả các thông số trên sẽ được lưu trữ và hiển thị ở chiến dịch quảng cáo khi khách hàng tiềm năng nhấn vào. Qua đó đánh giá được mức độ hiệu quả của nội dung và mẫu quảng cáo đang chạy chiến dịch.

4.3.3 Lượt bình luận bài viết

Trên mẫu quảng cáo sẽ có nơi để bình luận (comment) từ khách hàng tiềm năng, nếu chỉ số này tăng qua các ngày chạy quảng cáo chứng tỏ là target đúng đối tượng khách hàng và mẫu quảng cáo đang chạy thu hút được người dùng.

Giả sử, doanh nghiệp chạy chiến dịch Like Page, hành động ở đây không chỉ lượt thích mà cũng bao gồm những bình luận ở các bài đăng khác trên Page cũng được tính cho mẫu quảng cáo.

4.3.4 Lượt thích Trang

Lượt thích Trang bao gồm lượt Thích trực tiếp trên Trang và lượt Thích thông qua nút Likes Page ở trên quảng cáo của doanh nghiệp. Tuy nhiên với các mục tiêu quảng cáo mang tính thiết thực hơn như lượng truy cập, lượng chuyển đổi thì số lượt thích Trang đã không còn cho thấy sự hiệu quả quá mức vượt trội.

4.3.5 Lượt nhấp chuột vào liên kết

Số lần người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo để chuyển hướng đến một nền tảng khác để thực hiện một hành động nào đó. Chúng có thể là: Website, Cửa hàng ứng dụng, Gọi, Nhắn tin, Biểu mẫu,….

4.3.6 Lượt chia sẻ bài đăng

Số lượt chia sẻ của quảng cáo của người dùng trên News Feed. Số lượt chia sẻ luôn được đánh giá cao hơn bất kỳ Chỉ số tương tác xã hội bởi Facebook sẽ cho rằng mẫu quảng cáo nhắm đến đúng đối tượng, từ đó Chi phí chạy quảng cáo facebook sẽ thấp hơn mà vẫn giữ được độ hiệu quả nhất định.

5. Đánh giá dựa trên chỉ số phân phối (Delivery Metrics)

5.1 Impression (Số lượt hiển thị)

Chỉ số Impression thể hiện rằng có bao nhiêu lần mẫu quảng cáo được hiển thị trên màn hình. Nói cách khác, mọi trường hợp mẫu quảng cáo được xuất hiện trên thiết bị của người dùng sẽ được tính là 1 lượt hiển thị

Cách đánh giá quảng cáo facebook thông qua Impression chính là tăng độ hiển thị của mẫu quảng cáo tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng xem càng nhiều càng tốt. Loại thông số này được đánh giá trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Tuy nhiện, không nên nhầm lẫn giữa chỉ số Impression với số người xem quảng cáo. Bởi lượt xem là tổng số người dùng đã xem mẫu quảng cáo, trong khi số lần hiển thị là tổng số lần quảng cáo được hiển thị, có nghĩa là một người có thể xem mẫu quảng cáo 5 lần thì sẽ được tính là 5 lượt hiển thị.

5.2 CPM (Chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị)

CPM (Cost Per Mile) là một phương thức thanh toán tùy thuộc vào số lượng hiển thị mẫu quảng cáo trên nền tảng Facebook (bất kể người dùng có tương tác với quảng cáo hay không).

Chỉ số này được các nhà quảng cáo sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của chiến dịch quảng cáo và so sánh hiệu quả giữa các nhà xuất bản và những chiến dịch quảng cáo khác.

Nếu xét về tính phổ biến đối với quảng cáo Online thì CPM chắc chắn ở vị trí hàng đầu. Bởi xem xét CPM rất hữu ích trong việc hiểu được chi phí quảng cáo thay đổi như thế nào ở khu doanh nghiệp đang chạy quảng cáo. Hãy nhớ rằng, quảng cáo trên Facebook hoạt động theo cơ chế đấu giá. Chi phí quảng cáo có tăng do sự cạnh tranh gia tăng trong nhóm ngành kinh doanh. Thông qua việc theo dõi CPM sẽ có bạn những đánh giá chính xác hơn về sự thay đổi này.

5.3 Tần suất phân phối

Tần suất phân phối cho biết số lần mẫu quảng cáo được một người xem nhìn thấy trung bình, xác định bởi: Số lần hiển thị/số lần tiếp cận. Nếu bạn đang nhắm mục tiêu một nhóm người dùng cụ thể với các quảng cáo trên Facebook của mình, con số này thậm chí còn quan trọng hơn để bạn xem xét.

6. Đánh giá dựa trên chỉ số tương tác bằng Video

6.1 Lượt xem video được tính từ 3s trở lên

Khi khách hàng tiềm năng tiếp cận được mẫu quảng cáo video từ giây thứ 3 trở đi sẽ bị tính phí, với những mẫu video này thì tổng thời lượng của video thường là dưới 15 giây.

6.2 Lượt xem mẫu quảng cáo video từ giây thứ 10

Tương tự chỉ số Lượt xem video ít nhất ba giây, thì mẫu quảng cáo video được xem từ giây thứ 10 mới tính phí. Với loại chiến dịch video này thông thường độ dài của video là 30s.

Tuy nhiên, thời gian phát lại video sẽ không tính lượt xem. Đây cũng là chỉ số quan trọng để đo mức độ tương tác trên các mẫu quảng cáo video có độ dài từ 10s lên đến 30s.

6.3 Đánh giá hiệu quản video thông qua phần trăm khách hàng đã xem

Trên một mẫu quảng cáo video để tính được phần trăm khách hàng tiềm năng đã xem bao nhiêu, sẽ được tính bằng công thức: trung tình của tổng phần trăm xem video/tổng số lượng khách hàng tiềm năng đã xem video.

6.3.1 Khách hàng xem được ¼ video quảng cáo

Thông số này được tính khi khách hàng tiềm năng xem video với tổng thời lượng ¼ của video trở xuống. Được tính luôn khi khách hàng trả đến ¼ thời lượng của video.

6.3.2 Khách hàng xem được ¾  video quảng cáo

Thông số này được tính khi khách hàng tiềm năng xem video với tổng thời lượng ¾  của video trở xuống. Được tính luôn khi khách hàng trả đến ¾  thời lượng của video.

6.3.3 Khách hàng xem được 95% video quảng cáo

Khi khách hàng đã xem đến 95% của mẫu quảng cáo video, thì thông số này sẽ được đếm. Hoặc khách hàng trả nhanh đến thời lượng 95% thì thông số này cũng được đếm.

6.3.4 Khách hàng xem trọn vẹn video quảng cáo

Khách hàng xem hết thời lượng của mẫu video quảng cáo thì thông số này sẽ được đếm, cũng tính những khách hàng sẽ trả nhanh đến cuối video.

Có thể bạn quan tâm đến cách để chạy quảng cáo video trên facebook sao cho hiệu quả nhất.

7. Những chỉ số có thể bỏ qua khi đánh giá quảng cáo Facebook

Những chỉ số có thể bỏ qua khi đánh giá quảng cáo Facebook

7.1 Số người dùng xem quảng cáo

Thay vì lo lắng về việc có bao nhiêu người dùng đã xem mẫu quảng cáo của bạn, điều bạn nên quan tâm đến là những cá nhân đã thực sự tương tác và xem mẫu quảng cáo. Bạn chỉ nên quan tâm đến chỉ số này chỉ khi số tiền bạn chi trả cho quảng cáo phải thực sự rất nhiều.

Điều bạn nên quan tâm rằng tỷ lệ người dùng thực sự xem mẫu quảng cáo của bạn. Bởi vì trên thực tế, số lượng cá nhân đã xem quảng cáo của bạn là “không ai cả” nếu bạn đã đạt 1.000 người xem quảng cáo nhưng không hề có bất kỳ chuyển đổi.

7.2 Số lượt nhấp chuột vào quảng cáo

Bạn không nên tập trung quá nhiều vào các nhấp chuột vào mẫu quảng cáo vì chúng sẽ luôn cao dù cho chiến dịch quảng cáo đang chạy là gì. Bởi lượt nhấp chuột ghi lại ngay cả khi người dùng không truy cập vào Website/Landing Page của bạn, điều này rất thường xảy ra. Tất nhiên doanh nghiệp không nhận được lợi ích nào từ những lượt nhấp chuột nào trong số đó.

Hầu hết các nhấp chuột này đều vô nghĩa vì mục tiêu chính của doanh nghiệp thường là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào Website/Landing Page cho các mục đích chuyển đổi nhất định.

7.3 Số lượt người xem Video quảng cáo

Với tính năng tự động phát video của Facebook, nếu người dùng không thể cuộn qua video đủ nhanh, khi video được phát tự động thì sẽ tính một lượt người xem Video. Bạn hãy nhớ rằng Facebook sẽ tính một lượt xem Video khi người dùng ở Video từ 3 giây trở lên.

Dù cho số lượt người xem thực sự là một thước đo quan trọng để xác định xem video của bạn có được quan tâm hay không. Nhưng bởi tính năng tự động phát khiến chỉ số này không còn quá quan trọng.

Thay vì đánh giá dựa trên số lượt người xem, bạn nên đánh giá quảng cáo Facebook dựa trên số lần hiển thị, tỉ lệ CTR và tương tác của người dùng với mẫu quảng cáo.

7.4 Relevance Score (Điểm liên quan)

Nhiều nhà quảng cáo thường cho rằng điểm số liên quan này là một yếu tố quan trọng để Facebook đánh giá hiệu quả quảng cáo và quyết định tần suất chúng được hiển thị. Tuy nhiên, hầu như không có thông tin nào hữu ích có thể được thu thập từ những dữ liệu này.

Thực tế, rất nhiều mẫu quảng cáo có điểm Relevance Score thấp nhưng vẫn thấy hoạt động tốt hơn nhiều những quảng cáo có Relevance Score cao. Do đó, doanh nghiệp không cần quá lo lắng về chỉ số này. Thay vào đó, hãy tập trung vào các chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo facebook khác quan trọng hơn như tỷ lệ chuyển đổi, CPC, CTR,….để đánh giá quảng cáo facebook bị đánh giá chất lượng thấp hay không.

Trên đây là tổng hợp những thông tin bạn cần biết về cách đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook cho từng chiến dịch riêng biệt. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thể tự đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook một cách tốt nhất. Nếu doanh nghiệp cần tìm một đơn vị Agency chạy quảng cáo Facebook, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất

Bảng giá chạy quảng cáo trên Facebook mới nhất

Gleads xin gửi đến quý doanh nghiệp bảng giá chạy quảng cáo trên Facebook, nhầm giúp chủ doanh nghiệp nắm được các khoản chi phí...

Tuấn Trần
20/12/2022
Công ty quảng cáo Facebook được tín nhiệm từ nhiều đối tác lớn

Quý doanh nghiệp và khách hàng đang tìm một công ty quảng cáo Facebook uy tín, hiệu quả để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm...

Tuấn Trần
20/12/2022
Quảng cáo bài viết trên Facebook giúp tăng 200% đơn hàng

Dịch vụ chạy quảng cáo bài viết trên Facebook Gleads chuyên sâu, tối ưu bài viết với nhiều phương thức viết bài, phù hợp đa dạng...

Tuấn Trần
20/12/2022
phone
Zalo Chat
facebook chat
Expand
Collapse