Chi phí quảng cáo trên Youtube gồm có những khoản nào?
Youtube là một trong những website có lượng truy cập cao nhất thế giới, nơi mà hàng trăm triệu người có thể xem, đăng tải hay chia sẻ các video, clip mỗi ngày.
Với hơn 2 tỷ người dùng truy cập vào mỗi tháng, lượng khán giả khổng lồ đó đưa Youtube thành một kênh marketing chiến lược cực kỳ quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp. Vậy câu hỏi cần giải quyết ở đây là: chi phí chạy ads youtube là bao nhiêu?
Theo số liệu thống kê, trung bình phí quảng cáo trên Youtube của các doanh nghiệp hiện nay nằm ở mức 2500 – 7500 VNĐ cho mỗi lượt xem hoặc hành động, với ngân sách mỗi ngày khoảng 300.000VNĐ. Với mỗi lần xem hoặc mỗi lượt hành động có nghĩa là khi người dùng xem quảng cáo hoặc tương tác với quảng cáo của bạn – Ví dụ bằng cách nhấp vào quảng cáo – bạn phải trả từ 2500 – 7500 VNĐ.
Tuy nhiên, tỷ lệ quảng cáo nêu trên chỉ là mức trung bình, doanh nghiệp của bạn có thể tiêu tốn chi phí nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào ngân sách.
1. Cách thức Youtube định giá quảng cáo của bạn
YouTube tuân theo mô hình định giá quảng cáo cho mỗi lần click chuột và giá mỗi lượt view, tương tự như Google. Mô hình này có nghĩa là tỷ lệ quảng cáo trên YouTube phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của người dùng.
Đơn cử: nếu một ai đó bất kỳ xem hết toàn bộ quảng cáo của bạn hoặc nhấp vào quảng cáo, bạn sẽ bị tính phí cho hành động đó của họ. Việc bạn trả tiền cho lượt xem hay lượt nhấp là tùy thuộc vào loại quảng cáo mà bạn đã chọn.
Vậy, chi phí quảng cáo video trên YouTube tiêu tốn bao nhiêu khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn hoặc xem quảng cáo của bạn? Hãy cùng Gleads tìm hiểu trong phần tiếp theo!
2. Chi phí quảng cáo trên YouTube là bao nhiêu?
Khi doanh nghiệp chạy quảng cáo trên YouTube, không hề có ngân sách tối thiểu cho một chiến dịch. Điều này dẫn đến hai vấn đề cần giải quyết: doanh nghiệp nên chi bao nhiêu cho một quảng cáo và chi phí chạy quảng cáo trên youtube là bao nhiêu để đạt hiệu quả cao nhất?
Số tiền doanh nghiệp của bạn chi tiêu cho một chiến dịch sẽ phụ thuộc vào ngân sách hàng ngày đặt cho chiến dịch. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đầu tư từ 300.000VND trở lên để chạy chiến dịch quảng cáo trên YouTube mỗi ngày. Số tiền này tăng dần khi các công ty đo lường được hiệu suất chiến dịch của họ.
quảng cáo video youtube có thể có giá từ 2500 đến 7500 VND cho mỗi lần click hoặc view.
Phần lớn các trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền theo thang giá mỗi lần xem. Mỗi khi người dùng xem quảng cáo, bạn sẽ trả tiền cho lượt xem đó. Điều quan trọng ở đây là phải đặt ngân sách tối đa doanh nghiệp muốn chi cho các lượt xem để đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo không vượt quá chi tiêu theo kế hoạch.
Tuy nhiên đây không phải là chi phí chạy quảng cáo youtube cố định, nhưng đó là tỷ lệ điển hình mà các doanh nghiệp phải trải qua khi họ đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trên Youtube. Giá quảng cáo Youtube của bạn sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào chất lượng video, đối tượng quảng cáo và mục tiêu chiến dịch.
Với mức chi phí như vậy, việc chạy quảng cáo Youtube có thật sự tốt hơn các nền tảng khác? Tìm hiểu ngay bài viết: Có nên chạy quảng cáo cho kênh youtube
3. Những yếu tố quyết định chi phí Youtube Ads
Một số yếu tố xác định cách tích chi phí quảng cáo trên YouTube, bao gồm:
- Định dạng quảng cáo.
- Giá thầu quảng cáo.
- hình thức đấu thầu.
- Tùy chọn nhắm mục tiêu.
Những yếu tố này nói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất quảng cáo YouTube của bạn theo những cách khác nhau. Ví dụ: giá thầu quảng cáo tác động trực tiếp đến chi phí quảng cáo YouTube hơn là hình thức đấu thầu bởi vì bạn đặt một con số xác định cho một lần nhấp chuột hoặc một lượt xem.
Để giảm chi phí quảng cáo Youtube, có một số mẹo tối ưu quảng cáo Youtube mà bạn có thể áp dụng.
4. Bảng giá quảng cáo trên Youtube mới nhất
Dựa vào từng mục đích cũng như ngân sách mà bảng giá quảng cáo video trên Youtube cho từng doanh nghiệp sẽ khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo giá chạy Ads Youtube mới nhất như sau:
Bảng giá Youtube ads | Gói khởi động | Gói tiêu chuẩn | Gói chuyên nghiệp |
---|---|---|---|
Quảng cáo In Stream 30s | |||
Số view | 50.000 | 200.000 | 500.000 |
Đơn giá view | 180đ | 150đ | 130đ |
Ngân sách | 9Tr | 30Tr | 65Tr |
Quảng cáo banner | |||
Đơn giá click | 3.400đ | 3.200đ | 2.800đ |
Số click | 3.000 Click | 5.000 Click | 20.000 Click |
Ngân sách | 10Tr | 16Tr | 56Tr |
Để biết thêm chi tiết về báo giá quảng cáo trên Youtube, liên hệ ngay Gleads để được tư vấn cụ thể.
5. Các hình thức quảng cáo YouTube khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến chi phí quảng cáo của doanh nghiệp
Định dạng của video sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí chiến dịch quảng cáo trên YouTube. Nói chung, doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để có không gian quảng cáo lớn hơn để tăng khả năng hiển thị quảng cáo. Dưới đây là các loại định dạng quảng cáo mà YouTube cung cấp để bạn có thể sử dụng:
- Display ads – quảng cáo hiển thị trên youtube: Đây là những quảng cáo thường được xuất hiện ở bên phải phía trên của mục video nổi bật trên Youtube.
- Overlay ads – quảng cáo lớp phủ: còn được gọi là In-video Overlay Ads, đây là loại hình quảng cáo đơn giản nhất, hiển thị banner quảng cáo trong trong video đang phát. Được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì không ảnh hưởng đến trải nghiệm khi xem video. Quảng cáo lớp phủ này cung cấp tùy chọn “X” để tắt khi nó hiện lên trên video.
- Skippable or TrueView in-stream ads – quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua: đây là hình thức quảng cáo có thể bỏ qua được xuất hiện trước, trong và sau nội dung video. Quảng cáo dạng này chiếm toàn bộ màn hình video nhưng có đồng hồ đếm ngược tạo ra một nút mà người xem có thể nhấp chọn để bỏ qua thời gian quảng cáo. Nút này thường xuất hiện sau khi quảng cáo đã phát khoảng 5 giây.
- Non-skippable ads – quảng cáo không thể bỏ qua: Người dùng bắt buộc phải xem hết toàn bộ quảng cáo video này trước khi họ có thể xem được nội dung của video trên youtube. Đây là hình thức quảng cáo chạy những video này ngắn thường chỉ kéo dài vài giây.
- Long, non-skippable ads – quảng cáo dài không thể bỏ qua: hình thức này khiến người dùng không thể bỏ qua quảng cáo này khi nó xuất hiện chỉ có thể xem hết quảng cáo mới có thể tắt. Video quảng cáo dạng này có thể kéo dài 30 giây hoặc lâu hơn.
- Bumper ads – quảng cáo đệm: Những quảng cáo dạng này có thời lượng kéo dài tối đa 6 giây. Chúng phải được xem hết trước khi người dùng có thể xem nội dung video. Những video hình thức này thường đi thẳng vào mục đích của quảng cáo và truyền tải thông điệp sản phẩm một cách nhanh chóng.
- Sponsored cards – thẻ được tài trợ: Thẻ quảng cáo này hiển thị thông tin có thể liên quan đến video của doanh nghiệp. Có thể chạy hình thức quảng cáo này để giới thiệu các sản phẩm sắp xuất hiện trong nội dung video của chính doanh nghiệp. Nó cung cấp cho khán giả một thẻ giới thiệu về sản phẩm trong vài giây, điều này có thể khiến họ tương tác lâu hơn. Giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.
Những hình thức định dạng quảng cáo khác nhau này ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo YouTube của doanh nghiệp.
Một số loại quảng cáo này có những tùy chọn thanh toán khác nhau dựa trên các hành động mà đối tượng của quảng này này thực hiện. Ở một vài trường hợp, bạn có thể trả tiền để họ xem video của bạn và trong những trường hợp khác, bạn sẽ trả tiền sau khi họ xem hết 30 giây quảng cáo của bạn.
Đối tượng quảng cáo mà chiến dịch nhắm mục tiêu cũng ảnh hưởng đến giá thầu YouTube của bạn. Nếu doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến một đối tượng mà có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực đó, thì cuối cùng đơn vị sẽ phải trả nhiều tiền hơn để đạt được kết quả vì có nhiều sự cạnh tranh cho vị trí quảng cáo.
Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng, ngân sách doanh nghiệp sẽ không bao giờ trả quá giá thầu tối đa khi đã cài đặt. Tùy thuộc vào ai giành được vị trí tốt nhất để hiện quảng cáo, doanh nghiệp có thể trả nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhưng chi phí sẽ không bao giờ vượt quá giá thầu tối đa của doanh nghiệp.
Ví dụ: chiến dịch của doanh nghiệp có giá thầu tối đa là 25000 VND và đối thủ cạnh tranh của đặt giá thầu 20000 VND cho mỗi lượt nhấp chuột. Bạn có thể trả không quá 20500 VNĐ cho mỗi nhấp chuột và nó vẫn nằm trong giá thầu tối đa 25000 VND.Mong rằng những thông tin được Gleads cung cấp sẽ giúp được các bạn biết cách tính chi phí quảng cáo Youtube khi tự chạy hoặc thuê dịch vụ quảng cáo Youtube bên ngoài thì cũng kiểm soát được chi phí hàng tháng.
Chia sẻ bài viết